,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
870608
Nông dân không được hưởng lợi từ WTO?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Nông dân không được hưởng lợi từ WTO?

Cập nhật lúc 11:37, Thứ Sáu, 01/12/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Một chuyên gia nghiên cứu đến từ Thái Lan, ông Jacques Chai, thừa nhận, mặc dù là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng hơn 10 năm kể từ khi Thái Lan gia nhập WTO (năm 1995), thu nhập của nông dân không hề tăng. 

Soạn: HA 972045 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Mặc dù là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng hơn 10 năm kể từ khi Thái Lan gia nhập WTO (năm 1995), thu nhập của nông dân không hề tăng. (Ảnh minh họa. Nguồn: Cafod.org.uk)

Hai chuyên gia đến từ Thái Lan, Trung Quốc là ông Jacques Chai, thuộc Tổ chức Nghiên cứu các nước đang phát triển Phương Nam và ông Phạm Thái Quốc, Viện Kinh tế Chính trị thế giới đã chia sẻ những kinh nghiệm hai nước láng giềng này trong việc hạn chế những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại đến nông dân và người nghèo

Buổi nói chuyện chuyên đề hạn chế những tác động tiêu cực của WTO - kinh nghiệm từ Thái Lan và Trung Quốc, do ActionAid châu Á tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Xuất khẩu nông nghiệp sụt giảm

Bộ phận người nghèo được nhắc đến đầu tiên chính là nông dân. Ông Jacques Chai cho biết, mặc dù là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, nhưng hơn 10 năm trôi qua, kể từ khi Thái Lan chính thức gia nhập WTO đến nay, thu nhập của nông dân vẫn không hề tăng. Thậm chí, số nợ của các hộ nông dân khi nước này gia nhập WTO đã tăng gấp 10 lần so với trước lúc gia nhập (cuối những năm 80 của thế kỷ trước).

“Xuất khẩu trong nông nghiệp sau WTO của chúng tôi còn sụt giảm so với trước. Cụ thể, nếu con số này đạt 7,8% vào những năm 1988-1994, thì sau đó giảm xuống còn 6,8%. Đó là chưa kể, một số mặt hàng nông nghiệp thế mạnh của Thái như đậu nành, sữa tươi gần như “chết hẳn” khi gia nhập WTO bởi cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp” - ông Jacques Chai nói.

Về thu nhập của công nhân, dù xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp rất khả quan, nhưng lương của họ cũng chỉ tăng rất ít ỏi, khoảng 1%.

Còn ở Trung Quốc, ông Phạm Thái Quốc khẳng định, chênh lệch giữa các ngành dẫn đến tăng khoảng cách về thu nhập trung bình từ 2-2,5 lần, như các ngành xây dựng, bưu điện, giao thông và cả ngành nông nghiệp. Ngoài ra, mức chênh thu nhập giữa người làm cho các công ty nước ngoài với người ở các DN trong nước tăng lên 8-10 lần.

Hàng triệu người mất việc 

Phản bác lại ý kiến của nhiều người cho rằng, sự đầu tư của các tập đoàn, công ty nước ngoài sau WTO sẽ tạo nhiều công ăn việc làm đặc biệt là khu vực nông thôn, ông Jacques Chai chỉ ra rằng, rất ít các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia lại muốn đầu tư vào nông thôn bởi vì đó không phải là mảnh đất béo bở để thu được nhiều lợi nhuận.

Họ thường có xu hướng mua lại các DN trong nước và sử dụng lại những lao động đó. Thậm chí, lao động có thể bị cắt giảm do quá trình cơ cấu lại của các DN nước ngoài. Chưa nói đến việc các DN và hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong nước không cạnh tranh nổi dẫn tới nhiều người mất việc hơn. “Xét một cách tổng thể thì vào WTO, số người mất việc có thể nhiều hơn số người được thuê làm việc trong các tập đoàn lớn” - ông Jacques Chai nhận định.

Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo ông Thái Quốc, từ năm 2000-2003, các công ty nhà nước đã sa thải 45 triệu công nhân. Việc Trung Quốc đóng cửa hàng nghìn mỏ than nhỏ khai thác kém hiệu quả, ngưng cấp hỗ trợ tài chính cho các DNNN làm ăn thua lỗ, dẫn đến gần 2.000 DN phá sản trong năm 2005.

Đó là chưa kể đến tỷ lệ lao động không có việc làm ổn định ở nông thôn Trung Quốc là khá cao. Năm 2003, tỷ lệ này chiếm 60% số người trong độ tuổi lao động khu vực này. 

Đẩy mạnh hỗ trợ, bảo vệ người nghèo

Tại Trung Quốc, nhiều biện pháp cải thiện, bảo vệ quyền lợi người nghèo do Nhà nước ban hành đã có kết quả khả quan. Cụ thể, Trung Quốc thành lập các cơ quan chuyên trách về xóa đói giảm nghèo các cấp, cung cấp các dịch vụ như hỗ trợ giáo dục (cho vay ưu đãi đối với các gia đình nghèo có con em đang đi học), miễn, giảm thuế nông nghiệp cho nông dân từ một số địa phương đến cả nước vào năm 2006.

Các chính sách cải thiện điều kiện về thị trường lao động, như tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động giữa các địa phương; phát triển các cơ sở đào tạo nghề trên cả nước; tập huấn nâng cao chất lượng lao động nông thôn, mở các khóa dạy nghề cho nông dân; thành lập hệ thống bảo hiểm y tế 8 năm cho nông dân với mục tiêu đến năm 2010, tất cả nông dân đều được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn xây dựng cơ chế cảnh báo về mức độ nguy hại thực tế, cản trở sự phát triển của các ngành trong nước để có biện pháp kịp thời trong công tác bảo hộ ngành nghề; phát triển và tăng cường hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và vai trò của công đoàn các cấp.

Đối với Việt Nam, các chuyên gia khuyến nghị, để bảo vệ hàng hóa và các ngành nghề trong nước, cần tăng cường hoàn thiện hệ thống luật pháp, trong đó có luật chống bán phá giá đối với háng hóa nhập khẩu của nước ngoài.

Đồng thời, nhanh chóng điều chỉnh chính sách ngành nghề để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh. Tăng cường giáo dục, dạy nghề cho nông dân. Thực hiện các chính sách nới lỏng hạn chế đối với việc di chuyển lao động và đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ KHKT vào nông thôn.

Theo ông Jacques Chai, để bước vào thị trường chung thành công, không chỉ Chính phủ mà cần sự nỗ lực của toàn dân và các tổ chức xã hội để tăng cường tự do, minh bạch hóa, mở rộng thị trường.

  • Nguyễn Nga

,
,