Thuyết tiến hoá trong kinh tế học
Bằng việc nghiên cứu ra lý thuyết kinh tế mới, giáo sư Andrew W. Lo của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã khẳng định thuyết tiến hoá của nhà bác học Anh Charles Darwin có thể giải thích cho hành vi của những nhà đầu tư.
Giáo sư Andrew W. Lo của Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), người khẳng định thuyết tiến hoá của nhà bác học Anh Charles Darwin có thể giải thích cho hành vi của những nhà đầu tư. |
Thuyết tiến hoá trong kinh tế
Andrew W. Lo được người ở Phố Wall gọi đùa là nhà khoa học tên lửa (rocket scientist) . Ông là một giảng viên tài chính tại trường quản lý Sloan thuộc học viện công nghệ Massachusetts, Giám đốc khoa thực nghiệm kỹ thuật tài chính của trường, thành viên khoa học chủ chốt của quỹ Alphasimplex.
Cả trong lý thuyết và thực tế, trí tuệ sâu rộng của Lo luôn đi tìm lời giải cho những nỗi băn khăn về các lĩnh vực thuộc về tài chính.
Một trong những dự án của ông là nỗ lực nhằm kết hợp tâm lý học tiến hoá và những động lực của tiến hoá vào nền tài chính hiện đại với những giả thuyết thích ứng thị trường (Adaptive Market Hypothesis - AMH) của ông.
Về bản chất, AMH lập luận rằng, những nhà đầu tư qua các thử nghiệm cũng như thất bại sẽ rút ra quy luật để vùng vẫy trên thị trường. Các kỹ năng sẽ ngày càng lão luyện qua mỗi bài học như vậy, khi đó một cách chắc chắn, họ sẽ đương đầu với những thay đổi trên thị trường đáp trả lại những chiến lược đã lỗi thời. Người sống sót trong những cuộc đấu đó sẽ đổi mới và theo đuổi những phương thức kiếm tiền mới.
Điều này cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thuyết tiến hoá của Darwin.
Trò chuyện với người đưa ra luận điểm kinh tế mới
Nhà biên tập của báo BusinessWeeks đã ngồi nói chuyện với Lo trong suốt thời gian nghỉ tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội kinh tế Mỹ tháng trước. Sau đây là một số trích đoạn của cuộc nói chuyện này.
- Ông có nghĩ rằng có thể áp dụng những ý tưởng về tiến hoá, chọn lọc tự nhiên của Darwin và những thứ tương tự vào thị trường tài chính không?
- Có chứ. Ví dụ, quỹ bảo hộ (hedge-fund) là môi trường tài chính giống như đảo Galapagos nơi mà Darwin đã phát triển ý tưởng về thuyết tiến hoá. Do tốc độ của những tiến bộ và tính khốc liệt của cạnh tranh, chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến triển trong việc phòng ngừa rủi ro. Nó đã không còn gì giống như của năm năm trước đây.
- Nói ra ngoài chủ đề mối quan hệ giữa tài chính và tiến hoá một chút, thì có nhiều mối quan ngại hiện nay về những vấn đề có thể xảy đến với các quỹ bảo hộ. Ông có lo lắng không?
- Khi việc quản lý vốn dài hạn gặp trục trặc, nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không can thiệp, sẽ có ít nhất một hoặc hai thể chế tài chính lớn tại phố Wall phải ra tay. Tôi chỉ lo lắng về các quỹ công chúng và tác động của chúng đến thị trường toàn cầu. Chúng tôi cần thêm rất nhiều dữ liệu mà chúng tôi chưa có.
- Trở lại với các nền kinh tế, tiến hoá có vai trò như thế nào ?
- Các nhà kinh tế thường phải gánh chịu sức ép của những mong muốn vật chất. Chúng ta luôn mong có được khoảng ba quy luật mà có thể giải thích cho 99% các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra. Kinh tế học thời tân cổ điển đã giải quyết tốt một số việc. Nhưng với thị trường tài chính thì họ đã thất bại. Lý thuyết về thị trường hiệu quả đã bị loại trừ.
Tất nhiên, kết hợp tiến hoá và kinh tế như một hình mẫu sinh học là một ý tưởng mới, khiến ta trở về với Darwin, người đã luôn đồng tình với nhà kinh tế học Thomas Malthus. Malthus đã luôn nghĩ đến chọn lọc tự nhiên và ông đã cùng Darwin bàn về nó.
Joseph Schumpeter và ý tưởng của ông về sự bùng nổ sức sáng tạo thực sự cũng là một dạng của động lực của tiến hoá. Rồi các tài liệu về bộ môn sinh học xã hội và kinh tế của nhà kinh tế Gary Becker thuộc trường đại học Chicago rất quan trọng cho việc mở rộng hơn nữa khái niệm này.
- Tại sao ông đặt tên cho lý thuyết cuả mình là những giả thuyết thích nghi thị trường?
- Các quy luật khống chế phương thức hành động của con người. Nhà kinh tế học hành vi nào lại chỉ trích những quy luật khống chế được công việc trong những tình huống nhất định mà không phải là bất cứ cái nào khác. Việc các quy luật không thể luôn áp dụng vào mọi tình huống được không có nghĩa là con người không có lý trí. Hãy tìm ra những điều kiện nào mà có thể áp dụng được.
Trong tâm thần học, tình cảm là cái không tốt mà cũng không dở. Còn tôi muốn chứng minh rằng cảm xúc không phải là vô dụng trong bối cảnh phải đưa ra các quyết định tài chính. Ngay cả thương nhân giỏi nhất cũng có những phản ứng mang tính cảm tính trong quá trình giao dịch buôn bán. Và đó thực sự là một công cụ đắc dụng.
Các hình mẫu và sản phẩm tài chính đã phát triển trong bối cảnh của một mô hình đặc thù của lý thuyết về thị trường hiệu quả. Các nhà kinh tế học hành vi đã có một trải nghiệm thực tế bởi không người nào xử sự theo cách mà đã tổng hợp thành khuôn mẫu. Cho nên chúng ta phải tạo nên những chọn lọc ưu tiên một cách tự nhiên.
- Các nhà kinh tế khác đã phản ứng ra sao về những ý tưởng của ông dựa trên cơ sở thuyết tiến hoá?
- Các nhà kinh tế học hành vi ghét bỏ và coi nó là vớ vẩn. Các nhà kinh tế học truyền thống thì vẫn trung thành với lý thuyết về thị trường hiệu quả và những mong đợi mang tính ý chí. Còn các nhà khoa học thần kinh thì tiếp thu lý thuyết của tôi.
- Liệu lý thuyết của ông có thể giúp gì cho một cá nhân trong việc quản lý tiền lương hưu hay những vấn đề tài chính riêng của mình không? Liệu người đó có thể chống lại những nguy cơ không mong muốn không?
- Đã có những khoản tín dụng đảm bảo cho phép bạn ngăn chặn khả năng vỡ nợ. Bạn cũng có thể hạn chế các rủi ro về học phí. Những ứng dụng đang ngày càng mở rộng. Tuy nhiên liệu những cá nhân có hiểu được điều đó hay không? Sản phẩm thì có đây rồi nhưng chúng ta không biết làm cách nào để đưa được nó tới thị trường bán lẻ. Đây chính là nơi mà những đổi mới tiếp theo sẽ tiến tới.
-
Nhật Vy (Theo Times, BusinessWeeks)