,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
766048
Nếu Mỹ đánh Iran "Kinh tế thế giới bổ nhào lộn đầu"
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Nếu Mỹ đánh Iran 'Kinh tế thế giới bổ nhào lộn đầu'

Cập nhật lúc 01:22, Chủ Nhật, 19/02/2006 (GMT+7)
,

Con số thiệt mạng ngay trong các đợt tấn công đầu tiên sẽ lên đến hàng chục ngàn người. 

Nhóm nghiên cứu an ninh toàn cầu Oxford

Các cơ sở hạt nhân chính của Iran - những mục tiêu tấn công đầu tiên. Nguồn: BBC

Vấn đề vũ khí hạt nhân Iran là chuyện rất cũ, từng được Washington nhấn mạnh sau khi Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein, sự việc càng được tập trung vào tháng 7.2003, khi Iran thử nghiệm thành công tên lửa Shahab-3 (có thể mang tải trọng 998 kg và bay xa 1.500km). Tehran luôn khẳng định chương trình hạt nhân chỉ nhằm cung cấp điện năng. Trong khi đó, những nghi ngờ tập trung vào các điểm: Iran có đề án xây dựng lò làm giàu uranium bên dưới nhà máy Natanz đồng thời lắp hàng ngàn máy ly tâm; công ty điện Kalaye đóng vai trò chính trong dự án trên; tại Arak, Iran đang dựng nhà máy nước nặng dùng sản xuất plutonium... 

Thiệt hại hơn chiến tranh Iraq

Vấn đề bây giờ là người ta không chắc 100% Iran có "hàng cấm" hay không; và vấn đề bây giờ là sự cứng rắn của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad sẽ dẫn cục diện đến đâu. Viễn cảnh xấu nhất sẽ là bùng nổ chiến tranh. Khi đó, kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng như thế nào? Iran giáp Azerbaijan và Armenia ở Tây Bắc; giáp biển Caspian ở phía Bắc; Turkmenistan ở Đông Bắc; Pakistan và Afghanistan ở phía Đông; Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ở phía Tây và Vùng Vịnh ở phía Nam. Nhìn vào bản đồ, có thể hình dung yếu tố địa chính trị của Iran tại khu vực. Không chỉ là quốc gia đứng thứ hai về sản lượng dầu trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và giữ 10% trữ lượng dầu thế giới, Iran còn có nguồn khí thiên nhiên thứ hai thế giới (sau Nga).

Nhà máy hạt nhân Bushehr. Ảnh: AFP

Không chỉ làm ăn với Nga (thành viên thường trực Hội đồng bảo an-UNSC), Iran còn quan hệ gần gũi với một thành viên thường trực UNSC khác. Đó là Trung Quốc, nơi nhập 13,6% tổng nguồn nhập khẩu dầu quốc gia từ Iran. Chính phủ Bắc Kinh dự tính tham gia nhiều kế hoạch khai thác, công nghiệp hoá dầu cũng như xây ống dẫn có liên quan với Iran (ví dụ tuyến ống dẫn 386km nối từ Iran đến Kazakhstan và vào Trung Quốc). Quan hệ Iran-Trung Quốc còn được thiết lập trên bình diện chính trị. Gần đây, Trung Quốc đã đồng ý cho Iran làm quan sát viên tại Tổ chức hợp tác Thượng Hải…

Nói cách khác, nếu chiến tranh xảy ra, trục kinh tế Trung Quốc-Iran cũng như Nga-Iran sẽ bị gãy. Với sức ảnh hưởng lan rộng và tăng dần của Trung Quốc đối với thị trường châu Á, việc kinh tế Trung Quốc bị tác động từ cuộc chiến Iran chắc chắn sẽ dẫn theo loạt biến động khó lường. Hãy còn quá sớm để dự báo nhiều hơn và xác thực hơn về bức tranh kinh tế thế giới cũng như khu vực khi bị nám khói thuốc súng từ chiến trường Iran nhưng có thể xem thêm ý kiến của Paul Levian (cựu viên chức tình báo Đức, viết trên Asia Times 3.2.2006), rằng "tổn phí kinh tế của cuộc chiến nhằm vào Iran xét ở góc độ giá dầu và sự gián đoạn nguồn cung cấp dầu sẽ khiến kinh tế thế giới bổ nhào lộn đầu". Xin được nhấn mạnh thêm rằng, vai trò Iran trong trục kinh tế khu vực chiếm vị trí quan trọng hơn nhiều so với Iraq, bởi Iran - cho đến thời điểm này - vẫn chưa bị bế quan toả cảng hoàn toàn như bối cảnh Iraq trước cuộc chiến 2003. 

Châu Á bị thiệt hại nặng hơn

Một kỹ thuật viên ở nhà máy hạt nhân Isfahan nhìn hệ thống camera theo dõi do cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) lắp đặt. Ảnh: AFP

Cuộc chiến ở Iran sẽ đẩy giá dầu trên thị trường thế giới vọt lên trên 100 USD/thùng. Với mức giá này, nền kinh tế Mỹ sẽ bị chấn động mạnh, tuy nhiên nền kinh tế châu Á vẫn bị thiệt hại nhiều hơn. Điều này không lạ, bởi dù Mỹ phụ thuộc vào lượng dầu nhập khẩu, nhưng nguồn nhập khẩu của Mỹ rất đa dạng. Mỹ phải nhập khẩu 60% lượng dầu cần thiết, nhưng chỉ có 20% trong số đó có nguồn gốc từ Vùng Vịnh. Châu Âu cũng phải nhập khẩu một lượng dầu khổng lồ, nhưng chỉ 30% trong tổng lượng dầu cần thiết cho châu lục này đến từ các nước Trung Đông.

Trong khi đó, lượng dầu Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nước châu Á khác tiêu thụ phải dựa hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu từ Trung Đông. Ấn Độ nhập khẩu 75% lượng dầu cần thiết, trong đó 80% đến từ Vùng Vịnh. Tương tự, 60% dầu nhập khẩu vào TQ có xuất xứ từ Trung Đông. Những con số này tăng đều 8-10% mỗi năm.

Ngoài ra các nước châu Á không có kho dự trữ đủ để đối phó với thị trường biến động trong điều kiện nguồn cung cấp bị cắt đứt vì lý do chiến tranh. TQ có thể dùng chênh lệch tỷ giá hối đoái và ngân sách để giữ giá dầu, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Ấn Độ gần như quá sức với mức giá trên 60USD/thùng như hiện nay, do đó nếu giá dầu tăng lên 100USD/thùng có thể Ấn Độ sẽ bị khủng hoảng vì Ấn Độ mất khả năng trợ cấp giá dầu.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)

,
,