,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
765406
Trung Quốc bày Mỹ cách tránh thâm hụt thương mại!
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Trung Quốc bày Mỹ cách tránh thâm hụt thương mại!

Cập nhật lúc 06:48, Thứ Bảy, 18/02/2006 (GMT+7)
,

Trung Quốc lên tiếng "khuyên" Mỹ nên nới lỏng việc buôn bán công nghệ cao nếu muốn tránh lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng như hiện nay, thay vì cứ dùng những biện pháp hạn chế tiêu cực như thời gian vừa qua.

Soạn: AM 708061 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Rob Portman, Đại diện Thương mại Mỹ, cho rằng Trung Quốc đã không thi hành những cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và cũng không mở cửa hoàn hoàn thị trường của họ cho các hàng hóa của Mỹ.

Hiện chính quyền Bush đang có ý định sẽ thực thi nghiêm chỉnh hơn nữa các luật lệ nhằm ngăn chặn điều mà họ gọi là "những cách mua bán bất công của Trung Quốc", chẳng hạn cố tình định giá thấp đồng nhân dân tệ để làm lợi cho xuất khẩu.

"Mỹ nên bỏ kiểu đối xử Chiến tranh lạnh"

Một quan chức chuyên trách kinh tế có tên Chen Wenjing vừa nói như vậy tại Bắc Kinh trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang dự định áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn với việc nhập hàng từ đối tác khổng lồ Trung Quốc nhằm tránh tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng như hiện nay.

"Ai cũng biết là Mỹ chỉ xuất một cách hạn chế những sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc. Cụ thể giờ mới xuất máy bay Boeing, đậu nành và sợi cotton sang Trung Quốc mà thôi. Như vậy là phân biệt đối xử vì họ không làm như vậy với các nước khác", vị Hiệu phó Học viện Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc cho biết.

"Mỹ nên bỏ ngay thái độ đối xử kiểu Chiến tranh lạnh đó bằng cách tháo gỡ các hạn chế về xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc", ông nói thêm. Hiện Mỹ vẫn kiên quyết không bán vũ khí cho Trung Quốc vì các e ngại chính trị.

Gần đây một số quan chức khác của Trung Quốc cũng đưa ra những ý kiến cùng luồng. Theo họ, nếu Mỹ thành công trong việc ép Trung Quốc tiếp tục định giá lại đồng nhân dân tệ, thâm hụt thương mại của Mỹ có thể sẽ giảm trong thời gian trước mắt, song lạm phát của Mỹ và hàng loạt ảnh hưởng lâu dài của nó lại cũng xuất hiện đồng thời.

Những tuyên bố này được đưa ra rất nhiều trong những ngày qua. Riêng ý kiến kiểu "tư vấn cho Mỹ" nói trên được phát ra chỉ một ngày sau khi Mỹ cho biết sẽ buộc Trung Quốc phải tuân thủ các hiệp định thương mại khắt khe hơn nhằm tránh tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng như hiện nay.

Mỹ sẽ khắt khe hơn với Trung Quốc

Đầu tuần này, Mỹ loan báo thâm hụt thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong năm 2005 lên đến gần 202 tỷ USD, một con số kỷ lục. Đồng thời, các giới chức của Mỹ nói rằng họ sẽ xúc tiến chuyện buộc Trung Quốc phải tuân thủ các hiệp định thương mại đã ký.

Trong bức thư gửi cho một số nhà làm luật Mỹ vào hôm thứ ba, ông Rob Portman, đại diện Thương mại Mỹ, nói rằng Trung Quốc đã không thi hành những cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và cũng không mở cửa hoàn hoàn thị trường của họ cho các hàng hóa của Mỹ.

Ông Rob Portman nói rằng Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiếp tục thu thập thông tin, điều đình và phối hợp với Quốc hội Mỹ trong các vấn đề thương mại với Trung Quốc.

"Chính phủ Mỹ sẽ tập trung vào việc ngăn chặn nạn đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt những khoản trợ cấp thương mại của Trung Quốc và thuyết phục Bắc Kinh mở cửa thị trường cho những nước khác," ông Rob Portman nhấn mạnh.

Hàng hóa Trung Quốc giúp dân Mỹ tiết kiệm hàng trăm tỷ USD!

Trước khi có tuyên bố mang tính chỉ dẫn nói trên, Trung Quốc cũng đã có lời "bào chữa" về số thặng dư thương mại với Mỹ. Theo đó, Trung Quốc cho rằng hàng hóa giá rẻ của họ đã giúp cho dân chúng ở Mỹ tiết kiệm hàng trăm tỷ USD.

Báo chí Trung Quốc mấy hôm nay liên tục trích lời các chính trị gia nói rằng Washington nên thừa nhận những lợi ích mà Mỹ hưởng được từ việc mua bán với Trung Quốc.

Có chính trị gia còn trích dẫn kết quả cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley của Mỹ cho biết giới tiêu thụ ở Mỹ đã tiết kiệm được 600 tỷ USD trong thập niên qua nhờ vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Như vậy, thiệt hại đơn giản nhất có thể thấy rất rõ ràng là người tiêu dùng Mỹ mất đi một nguồn cung hàng phong phú và hợp túi tiền mỗi khi chính quyền Trung ương của mình làm khó với quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương. Cao hơn một chút, các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ gần đây với hàng Trung Quốc sẽ khiến tình trạng lạm phát và cất tiền vào tài khoản tăng lên trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Nhưng tác hại không chỉ có vậy. Chẳng hạn, việc Washington không mở cửa thị trường nông sản (chủ yếu là ngại nông sản giá rẻ Trung Quốc sẽ đè bẹp nông sản của các nhà sản xuất trong nước) đã gây nhiều tác dụng phụ rất tai hại. Nó làm hỏng giấc mơ thống nhất cả châu Mỹ trong một khối thương mại tự do mà chính quyền Bush từ lâu vẫn theo đuổi, bởi các nước trong khu vực cũng có những yêu cầu tương tự Trung Quốc, dù sức công phá của họ không đáng để Mỹ lo ngại.

Soạn: AM 706231 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một người Mỹ đang mặc thử áo Trung Quốc. Nhiều quan chức Trung Quốc cho rằng hàng hóa nước mình giúp dân Mỹ tiết kiệm hàng trăm tỷ USD.

Gần đây, một vài biểu hiện xuất hiện trong mối quan hệ kinh tế đáng mơ ước Washington - Bắc Kinh được cho là đang bị chính trị hoá và tác động của nó được đánh giá sơ bộ là ảnh hưởng xấu tới chính nước Mỹ nhiều hơn là tới "nạn nhân Trung Quốc".

Thương mại Trung - Mỹ: cần nhau nhưng ngày càng căng thẳng

Từ góc độ kinh tế, Trung Quốc và Mỹ cần nhau hơn ai hết để cùng phát triển nền kinh tế của mình. Có thể nói, hai nền kinh tế này là đối tác tự nhiên của nhau.

Thật vậy, một nước có tỷ lệ tiêu dùng cao nhất thế giới như Mỹ không thể thiếu một nhà cung cấp lớn nhất thế giới như Trung Quốc. Có thể có nhiều nước sản xuất được mặt hàng Trung Quốc đang cung cấp cho Mỹ, song không ai có đủ năng lực sản xuất lớn như Trung Quốc và cũng không ai có thể đảm bảo nguồn cung vững vàng trong mọi thời điểm cho khách hàng tốt như Trung Quốc.

Nhưng còn rất nhiều điều đáng nói khi hai đối tác tự nhiên này không vừa ý nhau. Thương mại Trung - Mỹ đang có dấu hiệu ngày càng căng thẳng.

Khoảng 5 năm trở lại đây, tức là từ khi Trung Quốc tìm được chỗ đứng dưới bầu trời WTO, dường như cuộc chinh phục nền thương mại toàn cầu của Mỹ chững lại rõ rệt và nhiều khi có những cư xử ngược chiều. Hàng loạt chính sách bảo hộ thương mại được áp dụng, từ việc tái áp quota đối với hàng loạt chủng loại hàng dệt may chiến lược của Trung Quốc cho tới khi đưa ra các biện pháp bảo hộ phi thuế quan như bắt một số doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc không được đóng thùng bằng gỗ...

Năm ngoái, nhân vụ chính quyền Washington ngăn cản Trung Quốc mua lại hãng dầu Unocal, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu "Thượng viện Mỹ phải sửa ngay việc chính trị hoá các vấn đề kinh tế và thương mại đồng thời chấm dứt việc can thiệp vào quá trình trao đổi thương mại giữa doanh nghiệp hai nước".

Trước đây ít năm, những hành động như vậy của các nước khác luôn nhận được những yêu cầu sửa đổi từ phía Mỹ, và đi kèm với đó là những biện pháp trả đũa thương mại.

  • Nhật Vy (Theo New York Times, Reuters)

,
,