,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
757310
Dầu vọt quá ngưỡng 67 USD/thùng, vàng tăng theo
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Dầu vọt quá ngưỡng 67 USD/thùng, vàng tăng theo

Cập nhật lúc 09:35, Thứ Bảy, 21/01/2006 (GMT+7)
,

Hôm qua (20/1) giá dầu lại tăng đột biến với biên độ lớn khi có nguy cơ ngày càng tăng về việc giảm sản lượng dầu ở Iran theo đà căng thẳng hạt nhân của nước này.

Giá dầu thô nhẹ giao tháng 2/2006 tăng lên mức 67,06 USD/thùng trên thị trường giao dịch dầu mỏ New York đầu giờ sáng 20/1. Đây là mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 10/2005 đến nay. Với đà này, giá dầu được dự báo sẽ trở lại mức kỷ lục 70,85 USD/thùng hồi 30/8/2005.

Soạn: AM 681597 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Căng thẳng hạt nhân đang lên cao giữa chính quyền Iran với phương Tây là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao.

Nguyên nhân là do căng thẳng hạt nhân đang lên cao giữa chính quyền Iran, với lượng khai thác dầu mỗi ngày hiện nay chiếm khoảng 5% lượng dầu giao dịch của cả thế giới, với phương Tây.

Căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran nổi lên sau khi hôm 10/1, Iran đã gỡ bỏ các dấu niêm phong tại cơ sở hạt nhân Natanz nhưng nước này luôn bác bỏ cáo buộc rằng đang nghiên cứu chế bom nguyên tử và chỉ tạo năng lượng điện. Tuy nhiên, việc này đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, vì Mỹ và EU luôn nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.

Thực tế, cánh cửa mở ra cơ hội thoát khỏi việc bị đưa ra Hội đồng Bảo an (HĐBA) của Iran đã bị đóng sập xuống với Iran hôm 18/1, khi 3 nước EU, được sự hậu thuẫn của Mỹ, đã từ chối nối lại đàm phán với Tehran về vấn đề hạt nhân.

Việc 3 nước EU từ chối đàm phán với Iran có nghĩa là các nước EU cũng đang gia tăng sức ép để đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra HĐBA, nhằm tìm biện pháp áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế hay chính trị đối với nước này. Như vậy, EU và Mỹ, sau những bất đồng về cuộc chiến tại Iraq, đã tìm được tiếng nói chung trong việc sử dụng "lá bài" HĐBA để giải quyết những vấn đề "gai góc" trên thế giới.

Vấn đề hạt nhân của Iran đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ 2 OPEC và thứ 4 thế giới. Theo các chuyên gia, nếu như Iran phải chịu lệnh trừng phạt của LHQ và dầu của Iran không có mặt trên thị trường thế giới, giá dầu chắc chắn tăng cao.

Trong lúc đó, quân nổi dậy ở Nigeria, nước xuất khẩu dầu lớn thứ 8 thế giới, lại đang mở rộng tấn công vào các địa điểm có các hoạt động khai thác dầu nơi đây, đe dọa làm giảm nguồn cung chung trên toàn cầu.

"Căng thẳng hạt nhân ở Iran và bạo động đang lan rộng ở Nigeria đang làm giá tăng mạnh do hai nước đều đang khai thác lượng dầu rất lớn mỗi ngày cho thị trường thế giới", chuyên gia phân tích Tobin Gorey của Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia cho biết.

Bên cạnh đó, các dự báo kinh tế 2006 cho thấy các nền kinh tế lớn của thế giới trong năm nay đều sẽ tăng trưởng so với năm ngoái. Tăng trưởng tất yếu sẽ khiến nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất công nghiệp tăng mạnh hơn nữa.

Như vậy, giá dầu đã tăng gần 10% kể từ đầu năm 2006 tới nay. Giá dầu đã tăng đúng như dự đoán mới đây của các chuyên gia phân tích chuyên nghiệp tại phố Wall, rằng giá dầu sẽ tăng mạnh ngay từ những ngày đầu năm và sẽ nằm ở mức trung bình 60 USD/thùng trong Quý I/2006.

Vàng càng tăng mạnh

Giá vàng đã lại tăng vọt lên một mức giá cao mới sau khi giá dầu tăng đột biến ngày thứ hai liên tiếp, làm dấy lên lo ngại lạm phát leo thang trên phạm vi toàn cầu, qua đó làm giảm giá trị các tàn sản đầu tư khác như chứng khoán hay trái phiếu.

Giá vàng giao ngay trên thị trường đã tăng lên mức 557,85 USD/ounce, tức thêm 0,35 USD so với mức 557,55 USD/ounce của 2 ngày trước đó. "Giá vàng càng được củng cố thêm nhờ giá dầu leo thang đột biến. Thêm vào đó, loại kim loại quý này vẫn được coi trọng hơn nhờ những nguy cơ địa chính trị đang nổ ra khắp nơi", chuyên gia phân tích Tobin Gorey nói thêm.

Năm 1980, giá vàng đạt mức kỷ lục mọi thời đại với mức giá 873 USD/ounce cũng với những tác động tương tự. Khi đó, giá tiêu dùng ở New York tăng hơn 12%, khiến các nhà đầu tư quay ngay sang vàng để phòng nguy cơ lạm phát và bất ổn địa chính trị.

  • Nhật Vy (Theo AP, Reuters)

,
,