,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
718112
Vòng 4 đàm phán dệt may Mỹ - Trung lại thất bại
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Vòng 4 đàm phán dệt may Mỹ - Trung lại thất bại

Cập nhật lúc 16:47, Thứ Năm, 13/10/2005 (GMT+7)
,

Trung Quốc và Mỹ một lần nữa lại thất bại trong việc cùng tìm ra công thức chung giải quyết cuộc khủng hoảng dệt may đang làm quan hệ hai nước căng thẳng cao độ.

"Chúng tôi chưa thể đi tới thoả thuận nào có thể đáp ứng yêu cầu của cả nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu hàng Trung Quốc về bán lẻ", David Spooner, trưởng đoàn đàm phán dệt may của Mỹ, cho biết.

Ông Spooner còn khẳng định Washington sẽ tiếp tục bảo lưu quyền gia tăng các hạn chế với hàng Trung Quốc để ngành công nghiệp dệt may trong nước đủ thời gian điều chỉnh mà thích ứng. "Mỹ vẫn đang dùng quyền mà Trung Quốc đã trao cho khi thương lượng gia nhập WTO", ông nói.

Soạn: AM 584345 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông David Spooner còn khẳng định Washington sẽ tiếp tục bảo lưu quyền gia tăng các hạn chế với hàng Trung Quốc để ngành công nghiệp dệt may trong nước đủ thời gian điều chỉnh mà thích ứng.

Nhưng phía Trung Quốc lại không cho đó là phù hợp. "Phía Mỹ đang chính trị hoá vấn đề thương mại mà cố tình quên đi các thông lệ quốc tế, qua đó làm khó cho tất cả mọi người có mặt trong các cuộc đàm phán", một nhà nghiên cứu chính sách ở Học viện Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Bắc Kinh cho biết.

Vòng đàm phán tổ chức tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc lần này đã là vòng đàm phán thứ 4 kể từ khi lượng hàng dệt may tăng nhanh như vũ bão của Trung Quốc bắt đầu gây tác động lớn tới ngành dệt may Mỹ từ đầu năm 2005 tới nay.

Kết thúc phiên đàm phán lần trước tại Thủ đô Washington của Mỹ ngày 27/9, các thành viên hai đoàn đàm phán cũng mệt mỏi cho rằng "đã thu hẹp được chút ít khoảng cách dù bế tắc vẫn còn". Trong khi đó, các nhà quan sát khẳng định "không có triển vọng sáng sủa nào cho thấy cơn giông bão thương mại giữa hai bờ đại dương sớm chấm dứt".

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, khi chính quyền Bush thông báo sẽ đặt mức hạn chế mới đối với  5 chủng loại quần áo Trung Quốc xuất sang Mỹ vào chiều 18/5. Đó là lần thứ hai trong vòng 5 ngày, Washington thông báo áp dụng hạn ngạch với lý do hàng dệt may Trung Quốc đang ảnh hưởng xấu tới các công ty cùng loại của Mỹ.

Bước hạn chế đó có nghĩa rằng hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ không thể tăng quá 7,5% so với toàn bộ lượng hàng xuất đi trong năm 2004.

Trên thực tế, lượng hàng xuất từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đột biến kể từ đầu năm tới nay, ảnh hưởng tới các nhà sản xuất trong nước Mỹ. Do đó, theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez, quyết định hạn chế đó là cần thiết và "thể hiện sự kiên định của Chính phủ đối với các cam kết của mình trước các nhà sản xuất và công nhân trong ngành dệt may Mỹ".

Về phần mình, Bộ Thương mại Trung Quốc luôn lớn tiếng phản đối quyết định này, cho đó là hành động "đi ngược lại các thoả thuận của Tổ chức Thương mại thế giới đồng thời tạo ra tiền lệ xấu". Phía Trung Quốc còn cho rằng lượng hàng dệt may trong quý I của nước này vào Mỹ trên thực tế không tăng vọt, mà giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quan hệ thương mại Trung - Mỹ ngày càng nổi lên như một vấn đề nhạy cảm với hai nước. Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc năm ngoái lên tới 162 tỷ USD, mức thâm hụt kỷ lục đối với một nước riêng lẻ.

  • Nhật Vy (Theo THX, CNE)

,
,