,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
713306
Thuế thu nhập cá nhân ở các nước
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Thuế thu nhập cá nhân ở các nước

Cập nhật lúc 18:19, Thứ Sáu, 30/09/2005 (GMT+7)
,

Các nước đều áp dụng tỷ lệ thu thuế cao đối với người có thu nhập cao nhằm rút bớt khoảng cách giàu nghèo. Ngược lại, các nước cũng chú trọng đến tình trạng kinh tế và gia đình của người nộp để được miễn giảm.

Mỹ: Chủ yếu từ người giàu

Soạn: AM 149331 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bill Gates, người đóng thuế thu nhập nhiều nhất nước Mỹ.
Thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu chủ yếu và quan trọng bảo đảm nguồn tài chính của nước Mỹ. Từ tổng thống cho đến người bình thường đều phải đóng thuế. Để điều chỉnh mức thu nhập tăng trưởng quá nhanh của tầng lớp giàu có, Mỹ tăng tỷ lệ thu thuế người giàu và giảm thu thuế người nghèo. Nguyên tắc cơ bản để thu thuế là thu nhập càng cao đóng thuế càng nhiều.

Quy định về thu nhập của Mỹ tương đối phức tạp, không những chú trọng thu nhập cá nhân mà còn chú trọng đến các thành viên trong gia đình. Cùng một mức thu nhập nhưng khoản nộp thuế của một đôi vợ chồng có con nhỏ và một đôi vợ chồng không có con chênh lệch khá nhiều.

Người có thu nhập cao là đối tượng chủ yếu nộp thuế. 60% tổng nguồn thuế thu nhập cá nhân ở Mỹ thu từ người có thu nhập 100.000 USD (1,58 tỷ đồng Việt Nam) mỗi năm trở lên. Công dân trong diện đóng thuế phải khai thu nhập trước ngày 15-4 hàng năm.

Pháp: Thu nhập cao, đóng thuế nhiều

Luật quy định công dân Pháp và những người tạm trú từ sáu tháng trở lên tại nước này (bất luận quốc tịch nào) có chức nghiệp và lợi ích kinh tế tại Pháp đều phải kê khai và đóng thuế.

Thu nhập càng cao, tỷ lệ nộp thuế sẽ càng nhiều. Lấy ví dụ một người độc thân: thu nhập hàng năm dưới 4.191 euro (82 triệu đồng Việt Nam) không phải đóng thuế; thu nhập từ 4.192 đến 8.242 euro (82 triệu - 162 triệu đồng Việt Nam) đóng thuế 7,05%. Tỷ lệ này tăng dần lên cho đến mức thu nhập từ 47.131 euro ( 925 triệu đồng Việt Nam) trở lên phải nộp thuế 49,585%.

Trên thực tế, mức thu thuế còn dựa vào tình trạng gia đình, con cái của cá nhân người nộp.

Đức: Điều chỉnh thuế hàng năm

Theo luật của Đức, cư dân thường trú và cư dân nước ngoài không thường trú nhưng có nguồn thu nhập tại Đức đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tỷ lệ nộp thuế không giống nhau. Thu nhập càng cao, tỷ lệ nộp thuế càng nhiều. Đức điều chỉnh tỷ lệ thu thuế hàng năm. Đức cũng căn cứ vào tình trạng gia đình của cá nhân để thu thuế. Thuế thu nhập cá nhân chiếm 1/3 nguồn thu hàng năm của Đức.

Năm 2004, người độc thân có thu nhập mỗi năm từ 7.664 Euro (150 triệu đồng Việt Nam) trở lên phải nộp thuế. Thu nhập phải nộp thuế đối với người có gia đình là 15.328 Euro (300 triệu đồng Việt Nam), gấp đôi thu nhập của người độc thân.

Các trường hợp sau đây sẽ được giảm thuế: (1) Người có gia đình có con dưới 18 tuổi hoặc dưới 27 tuổi nhưng vẫn còn đi học và không có thu nhập; (2) Quyên góp cho các khoản từ thiện và chính trị của Chính phủ; (3) Cần chi tiêu nhiều, bất khả kháng như bị bệnh.

Tại Đức, những người thuê mướn lao động chi trả tiền lương cho nhân viên thông qua ngân hàng. Nhà nước thông qua ngân hàng để khấu trừ thuế và điều chỉnh tỷ lệ nộp thuế hàng năm. Những người có việc làm đều phải tham gia ba loại bảo hiểm: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế. Người thuê mướn lao động và người lao động cùng nhau thanh toán.

Singapore: nước có tỷ lệ nộp thuế thấp nhất

Singapore có hệ thống thuế thu nhập cá nhân tương đối hoàn thiện. Mọi công dân trong diện nộp thuế đều phải kê khai thu nhập với cơ quan thuế trước ngày 15-4 hàng năm như ở Mỹ.

Biểu thuế thu nhập cá nhân tại VN

Bậc

Thu nhập hàng tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1 Đến   5 0
2 Trên 5   đến   15 10
3 Trên 15 đến   25 20
4 Trên 25 đến   40 30
5 Trên 40 40

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân của Singapore từ 0% đến 22%, bao gồm: thu nhập kiếm được tại Singapore và thu nhập nước ngoài gửi về cho công dân Singapore. Thu nhập phải nộp thuế bao gồm tiền lương, cổ tức và lợi tức. Trong đó, tiền lương bao gồm tiền công, hoa hồng, phụ cấp kỳ nghỉ…

Thu nhập nước ngoài chuyển đến cho người không thường trú tại Singapore không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Singapore cũng khấu trừ thuế cho những trường hợp như phải nuôi dưỡng bố mẹ, học thêm để nâng cao kiến thức chuyên môn, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc phải nuôi ba con trở lên.

Trung Quốc: Sửa luật thuế cân bằng giàu nghèo

Theo thống kê năm 2001, trong số 7.000 tỷ nhân dân tệ gửi trong ngân hàng, có tới 80% của người giàu trong khi họ chỉ chiếm 20% số lượng người gửi tiền và chỉ nộp 10% số tiền trên cho cục thuế.

Ngày 1-9-2005, luật thuế sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Từ nay về sau, người có thu nhập trên 1.500 nhân dân tệ (ba triệu đồng Việt Nam) mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân, tăng lên so với mức thu nhập phải đóng thuế trước kia là 800 nhân dân tệ (1,6 triệu đồng Việt Nam). Tỷ lệ đóng thuế cũng sẽ được nâng lên đối với người có mức thu nhập cao.

Theo báo Global Times, những người giàu ở Trung Quốc đóng thuế thu nhập cá nhân nhẹ nhất thế giới. Việc sửa đổi luật thuế có tác dụng cân bằng khoảng cách giàu nghèo của công dân nước này.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

,
,