,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
712016
Đàm phán dệt may Mỹ - Trung tiếp tục bế tắc
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Đàm phán dệt may Mỹ - Trung tiếp tục bế tắc

Cập nhật lúc 15:44, Thứ Tư, 28/09/2005 (GMT+7)
,

Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung cho vấn đề khủng hoảng dệt may giữa hai nước bất chấp những đêm dài thảo luận căng thẳng.

Soạn: AM 565278 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các nhà quan sát khẳng định "khoảng cách giữa hai bên vẫn còn quá xa".

Kết thúc cuộc họp kéo dài cả tối qua (27/9), các thành viên hai đoàn đàm phán mệt mỏi cho rằng "đã thu hẹp được chút ít khoảng cách dù bế tắc vẫn còn". Trong khi đó, các nhà quan sát khẳng định "không có triển vọng sáng sủa nào cho thấy cơn giông bão thương mại giữa hai bờ đại dương sớm chấm dứt".

"Chúng tôi đạt được một số tiến triển thông qua mấy ngày đàm phán. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khác biệt về quan điểm và phải có thêm thời gian mới có thể chấm dứt khủng hoảng được", ông David Spooner, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ, cho biết.

Trong khi đó, một nhà quan sát giấu tên người Trung Quốc khẳng định "họ có thể đạt được điều gì đó như đã nói, song khoảng cách giữa hai bên vẫn còn quá xa. Tiến triển, nếu có, may chăng chỉ xuất hiện sau một vòng đàm phán nữa ở Trung Quốc".

Vòng đàm phán tổ chức tại Thủ đô Washington của Mỹ lần này đã là vòng thứ 3, sau khi vấn đề dệt may bị đẩy lên mức khủng hoảng cách đây vài tháng.

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, khi chính quyền Bush thông báo sẽ đặt mức hạn chế mới đối với  5 chủng loại quần áo Trung Quốc xuất sang Mỹ vào chiều 18/5. Đó là lần thứ hai trong vòng 5 ngày, Washington thông báo áp dụng hạn ngạch với lý do hàng dệt may Trung Quốc đang ảnh hưởng xấu tới các công ty cùng loại của Mỹ.

Bước hạn chế đó có nghĩa rằng hàng dệt may Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ không thể tăng quá 7,5% so với toàn bộ lượng hàng xuất đi trong năm 2004.

Trên thực tế, lượng hàng xuất từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đột biến kể từ đầu năm tới nay, ảnh hưởng tới các nhà sản xuất trong nước Mỹ. Do đó, theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez, quyết định hạn chế đó là cần thiết và "thể hiện sự kiên định của Chính phủ đối với các cam kết của mình trước các nhà sản xuất và công nhân trong ngành dệt may Mỹ".

Về phần mình, Bộ Thương mại Trung Quốc luôn lớn tiếng phản đối quyết định này, cho đó là hành động "đi ngược lại các thoả thuận của Tổ chức Thương mại thế giới đồng thời tạo ra tiền lệ xấu". Phía Trung Quốc còn cho rằng lượng hàng dệt may trong quý I của nước này vào Mỹ trên thực tế không tăng vọt, mà giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quan hệ thương mại Trung - Mỹ ngày càng nổi lên như một vấn đề nhạy cảm với hai nước. Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc năm ngoái lên tới 162 tỷ USD, mức thâm hụt kỷ lục đối với một nước riêng lẻ.

  • Nhật Vy (Theo THX, CNE)

,
,