,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
706123
Giám đốc Microsoft thề "tiêu diệt" Google
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Giám đốc Microsoft thề 'tiêu diệt' Google

Cập nhật lúc 15:00, Thứ Ba, 13/09/2005 (GMT+7)
,

Một kỹ sư cao cấp của Microsoft vừa tiết lộ Giám đốc điều hành Steve Ballmer của hãng đã thề sẽ "tiêu diệt" bằng được Google khi kỹ sư này tỏ ý muốn sang làm việc cho đối thủ.

Soạn: AM 546486 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đã xảy ra vô vàn những tranh cãi gay gắt giữa Google với Microsoft suốt nhiều tháng qua.

Trong bản khai đưa ra cuối tuần rồi trước toà án bang Washington, kỹ sư từng làm việc tại Microsoft là Kai-Fu Lee có nói rằng Ballmer tỏ ra tức giận vì ông định chuyển sang làm cho Google từ tháng 7/2005. CEO của Microsoft còn lớn tiếng cho rằng việc này vi phạm hợp đồng 1 năm trong đó có điều khoản không làm việc cho đối thủ mà hai bên đã ký.

Nhân dịp này, Mark Lucovsky, một kỹ sư cấp cao khác đã rời Microsoft sang làm cho Google vào tháng 11/2004, tiết lộ thêm rằng Ballmer từng tỏ thái độ nóng giận hơn thế rất nhiều khi Lucovsky cho Ballmer biết ý định rời công ty.

"Trong lúc nói chuyện, có lúc Ballmer gắt: 'Đừng nhắc tới cái tên Google với tôi'. Sau đó, Ballmer nhấc ghế lên và quẳng lên bàn làm việc của ông ta đặt giữa phòng", Lucovosky kể lại ngày mình đề cập tới vấn đề chuyển công tác.

"Ballmer không tiếc lời đả kích người đồng nhiệm bên phía Google là Eric Schmidt. 'Tôi sẽ "tiêu diệt" thằng cha đó. Tôi đã làm được điều đó và sẽ tiếp tục làm như thế. Tôi cũng sẽ "tiêu diệt" cả hãng Google'. Ông ta quên rằng, trước khi sang Microsoft, tôi đã làm cho Sun Microsystems và Novell", Lucovosky nói tiếp.

Ngay lập tức, Ballmer đã ra tuyên bố đáp trả những lời chỉ trích của Lucovsky. "Những lời của Mark Lucovsky về cuộc đàm thoại giữa tôi và anh ta hồi tháng 11 năm ngoái quả là một sự bịa đặt khoác lác chưa từng có. Quả thật, quyết định ra đi của Mark làm tôi thất vọng và tôi đã đề nghị anh ta thay đổi ý định. Nhưng lời kể của anh ta về cuộc gặp đó hoàn toàn không chính xác", Ballmer khẳng định.

Hiện tính xác thực của lời kể trên vẫn chưa được xác nhận. Chỉ biết rằng, tuyên bố của Lukovsky và lời đáp của Ballmer chỉ là một trong vô vàn những tranh cãi gay gắt giữa Google với Microsoft suốt nhiều tháng qua, đặc biệt từ khi Google quyết định mời kỹ sư của Microsoft là Kai-Fu Lee về làm việc.

Chuyện bắt đầu làm xôn xao dư luận từ hôm 19/7, khi Microsoft đâm đơn kiện Google và một cựu quan chức của hãng vừa được Google mời điều hành các hoạt động ở Trung Quốc, ông Kai-Fu Lee, kỹ sư cấp cao từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch bộ phận các dịch vụ tương tác của Microsoft.

Trong đơn kiện, Microsoft yêu cầu phải bồi thường thiệt hại bằng tiền và đòi toà án chấp thuận điều khoản phi cạnh tranh, cùng các điều khoản khác trong hợp đồng của Lee.

Google hiện là đối thủ đáng gờm đối với Microsoft trong các lĩnh vực như tìm kiếm trên desktop và e-mail. Vài tháng gần đây, một số nhân viên xuất sắc đã rời bỏ người khổng lồ này để đến với Google.

Mặc dù các nhân viên vẫn tiếp tục rời bỏ các công ty công nghệ để đến với các công ty đối thủ song rất ít khi xảy ra xung đột dẫn đến kiện tụng, đặc biệt là khi một quan chức có hợp đồng với điều khoản phi cạnh tranh. Mới đây, Microsoft đã áp dụng lại các kênh pháp lý trước kia để chống lại những cựu nhân viên dùng thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh với hãng.

Steve Ballmer - vị "công thần" của Microsoft

Soạn: AM 546494 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Steve Ballmer - vị "công thần" của Microsoft.

Năm 1980, chàng trai 24 tuổi Steve Ballmer, bạn học của Bill Gates tại Đại học Harvard, gia nhập Microsoft. Để có được nhân tài này, Gates đã phải nhờ đến tài thuyết phục của mẹ và chia sẻ 5% sở hữu công ty cho Ballmer. Từ đó, những bước phát triển của Microsoft đều gắn liền với những đóng góp quan trọng của Ballmer.

Tháng 8-1995, Microsoft Windows 95, sau hai lần trì hoãn, đã chính thức ra mắt. Lúc này giá trị cổ phần mà Bill trao cho Steve từ năm 1980 đã lên tới 2,7 tỉ USD. Và giờ đây con số đó đã là 25 tỉ USD, đưa Ballmer trở thành người Do Thái giàu nhất thế giới. Đó là sự tưởng thưởng xứng đáng vì có Ballmer, Microsoft có những bước phát triển vượt bậc.

Trong hơn 20 năm qua, Ballmer đã lãnh đạo một số bộ phận của Microsoft, bao gồm phòng kế hoạch, phát triển hệ điều hành, kinh doanh và hỗ trợ khách hàng. Tháng 7-1998, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị, tức là toàn bộ trách nhiệm điều hành Microsoft gần như được đặt lên vai ông.

Tiếp đó ông được đề cử làm Tổng giám đốc điều hành vào tháng 1/2000, trở lại nắm toàn bộ trách nhiệm quản lý công ty, tiếp tục tầm nhìn mà Microsoft theo đuổi: “mang lại sức mạnh cho mọi người với những phần mềm hoàn hảo - mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị”.

Công trạng lớn nhất của Ballmer là tạo nên một mẫu hình dịch vụ khách hàng rộng lớn trong thập niên 1990, xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững, toàn diện với khách hàng. Nhờ đó, hãng phần mềm khổng lồ gắn bó mật thiết với các đối tác và bảo đảm rằng nhu cầu của họ đều được mọi nhân viên Microsoft nghe, hiểu và phục vụ.

Một trong những kết quả của công cuộc này là hệ điều hành mạnh, ổn định Windows 2000, được thiết kế để hỗ trợ các nhu cầu cấp bách nhất của thương mại điện tử và của các doanh nghiệp.

Ballmer rất chú trọng phát triển hệ thống thông tin doanh nghiệp. “Thông tin là dòng máu của doanh nghiệp - ông nhận định - và phần mềm là thứ trao cho doanh nghiệp khả năng điều tiết nó. Phần mềm cho phép chúng ta thu thập, chỉnh sửa, truy cập, lưu trữ, chia sẻ, phân tích và hành động dựa trên thông tin. Nó cho phép các công ty phát huy tính cạnh tranh...”.

Ballmer ca ngợi giá trị của sự tích hợp. Ông khẳng định các sản phẩm tưởng chừng như tách biệt của Microsoft như các ứng dụng máy chủ và phần mềm điện thoại di động thật ra luôn tương thích với nhau. “Một số nhà sản xuất chống lại khuynh hướng tích hợp - ông viết - Chúng tôi nhìn thấy và cung cấp các giá trị độc đáo cho khách hàng nhờ sự hòa hợp này”.

Khi Ballmer đến Microsoft, hãng mới có 40 nhân viên. Ngày nay, công ty có tới 40.000 nhân viên với doanh số hằng năm lên tới 23 tỉ USD. Đạt được tầm vóc này, Microsoft đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ và mọi chặng đường của hãng đều ghi dấu ấn của Ballmer.

Cùng với Gates, Ballmer từng dẫn dắt Microsoft vượt qua nhiều khó khăn. Những năm 1990, Microsoft đã chậm chân trong việc bước vào thế giới Internet khiến họ phải trả giá đắt, nhìn Apple thống trị thị trường nhạc số, trong khi Google chỉ với hai người nhưng đã tạo ra công cụ tìm kiếm trị giá hàng tỉ USD.

Ngày nay, Mircrosoft phải căng mình hoạt động trong nhiều lĩnh vực như các ứng dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ điều khiển chơi game Xbox, điện thoại di động có giao diện web, hệ thống nhận dạng tiếng nói…

Giữa những khó khăn mới, Ballmer xác định Linux và phần mềm mã nguồn mở là thử thách mang tính cạnh tranh lớn nhất của Microsoft trong tương lai.

Trong một bức thư nội bộ gửi toàn bộ nhân viên để phân tích về vị trí của hãng trên thị trường và các mục tiêu trong những năm tới, ông viết: “Trong môi trường có ngân sách công nghệ thông tin eo hẹp và nhiều mối quan ngại về Microsoft, các phần mềm phi thương mại như Linux và OpenOffice được xem như những thay thế thú vị “đủ tốt” hoặc “miễn phí”.

Các sản phẩm phần mềm phi thương mại nói chung và Linux nói riêng mang lại thử thách cạnh tranh cho chúng ta và cho cả ngành công nghiệp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tập trung và lưu ý”.

Các cuộc tấn công gần đây của hacker nhằm vào trình duyệt Internet Explorer khiến Ballmer lo ngại:``Khách hàng của chúng ta vẫn bị tấn công vào các lỗ hổng bảo mật và chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để học từ những kẻ quậy phá những gì cần làm - ông viết trong thư thường niên gửi nhân viên công ty - Chúng ta đang cải thiện phương thức vá lỗi và hệ thống tích hợp nâng cấp phần mềm với dịch vụ phân phối sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp thêm nhiều công cụ họ cần để triển khai các bản cập nhật một cách dễ dàng”.

Những thử thách mới đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới để Ballmer tỏ rõ năng lực. Ở tuổi 49 còn đầy nhiệt huyết, nhà lãnh đạo tài ba này lại tiếp tục công cuộc tìm kiếm lộ trình thích hợp nhất cho Microsoft trong những năm tới.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
,