,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
703032
Katrina sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Katrina sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái?

Cập nhật lúc 10:19, Thứ Ba, 06/09/2005 (GMT+7)
,

Cơn bão cấp bốn với cái tên mỹ miều Katrina đã gây thiệt hại ước tính hơn 43 tỷ đôla cho kinh tế Mỹ chỉ sau 4 ngày tàn phá các tiểu bang Louisiana, Alabama và Mississippi. Nghiêm trong hơn, Katrina có thể khởi đầu giai doạn suy thoái cho kinh tế Mỹ và có thể cả kinh tế thế giới.

Soạn: AM 531510 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bão Katrina, sức tàn phá khủng khiếp của nó vẫn chưa lường hết được.

Thiên đường nhạc jazz New Orleans (bang Louisiana) bên bờ Vịnh Mexico nay là một biển hồ lêng lánh nước, đây đó nhô lên những khung nhà trơ trọi hay phần còn lại của một cao ốc. Cột điện, đèn đường ngã rạp như những con cờ đô-mi-nô, nhiều chiếc cầu và đường cao tốc cũng chịu chung số phận.

Không điện, không xăng dầu, không điện thoại, thành phố New Orleans xinh đẹp trong phút chốc thành vùng hoang tàn ngập nước ô nhiễm với rác, nước cống, hoá chất và xác người lẫn thú vật chết trôi. Theo ước tính sẽ mất nhiều tuần để bơm lượng nước ô nhiễm này ra khỏi thành phố và sau đó dân thành phố mới có thể trở về nơi cư ngụ của mình.

New Orleans là hình ảnh tiêu biểu cho các vùng Katrina đã đi qua. Thảm họa thiên nhiên để lại bi kịch lớn cho con người: hàng chục ngàn gia đình mất người thân, mất nơi cư ngụ, mất cả việc làm. Những người còn kẹt lại trong vùng bị bão có nguy cơ nhiễm bệnh viêm bao tử do tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm và bệnh từ muỗi chứa virus West Nile. Ước tính giá trị bảo hiểm bồi thường sau Katrina khoảng 25 tỷ đôla – đây là khoản bồi thường lớn nhất cho một cơn bão từ trước đến nay. Hiện bão Andrew năm 1992 đang giữ kỷ lục với khoản bồi thường 21 tỷ đôla.

Khủng hoảng năng lượng

Tuy gây thiệt hại ở mức kỷ lục, Katrina không nguy hiểm đến mức có thể làm suy thoái kinh tế Mỹ nếu cơn bão không tình cờ xảy ra trong Vịnh Mexico, nơi cung cấp 25% xăng dầu và khí đốt cho cả nước. Có hơn 4000 giếng khoan dầu và khí đốt trong vùng vịnh, nối với đất liền bằng 33.000 dặm (khoảng 52.800 km) ống dẫn. Sau Katrina, 91% giếng dầu ngừng hoạt động, lượng khí đốt thiên nhiên khai thác giảm 83%.

Soạn: AM 538862 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Katrina tràn qua Vịnh Mexico, làm ngừng hoạt động của nhiều giếng dầu tại đây, có thể làm nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ông Hornbeck, tổng giám đốc công ty dịch vụ dầu khí Hornbeck, cho biết “Sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục lại hệ thống cũ vì mỗi bộ phận đều có diểm yếu có thể làm cả hệ thống ngừng hoạt động. Ví dụ, nếu chúng ta có thể làm các giếng dầu hoạt động lại và đưa dầu vào ống dẫn, chưa chắc ống dẫn đã an toàn để tiếp nhận lượng dầu này. Nếu đưa được dầu vào bờ thì phải đủ trạm bơm bơm dầu vào nhà máy, nếu nhà máy thiếu điện hay nguyên liệu phụ để tinh lọc dầu thì cũng không sản xuất được”. Chủ tịch Viện Dầu khí Mỹ Red Cavaney đã khẳng định bão Katrina có tác động nghiêm trọng và kéo dài về năng lượng không chỉ trong khu vực mà cho toàn nước Mỹ.

Cùng với việc giá dầu thế giới tăng cao đột ngột trong thời gian qua, cú sốc từ Katrina có thể khiến giá dầu lên mức 70 đôla/thùng – nghĩa là Mỹ phải trả thêm từ 50 đến 60 tỷ đôla/ năm cho việc tăng giá này. Dĩ nhiên người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu các khoản khác làm giảm ít nhất 0.5% GDP trong quý 3/2005.

Trong khi đó, giá xăng và khí đốt cũng tăng cao vẽ ra viễn cảnh không lấy gì tươi sáng cho dân Mỹ, đặc biệt là người nghèo, khi mùa đông đang đến gần. Mặc dù chính phủ dự định cho khai thác dầu từ nguồn dự trữ quốc gia nếu cần thiết, lượng dầu này vẫn không thể đến tay người tiêu dùng nếu không đủ nhà máy chế biến bởi 30% số nhà máy nằm trong vùng ảnh hưởng bão.

Nông nghiệp và xuất - nhập khẩu đình đốn

Hàng năm, hơn 6000 chiếc tàu đi qua New Orleans để vào hoặc ra sông Mississippi mang theo lúa mì, đậu nành đến Mexico, Địa Trung Hải và Nam Mỹ đồng thời chở thép, cao su và cà phê đến các vùng khác trong nội địa Mỹ. Xấp xỉ 60% của gần 30 triệu mét khối ngũ cốc Mỹ xuất khẩu hàng năm khởi hành từ Vịnh Mexico.

Nếu các cảng Louisiana tiếp tục ngưng hoạt động sau Katrina, các nhà xuất khẩu buộc phải tìm con đường vận chuyển khác. Chắc chắn chi phí vận chuyển sẽ tăng làm giảm tính cạnh tranh của ngũ cốc Mỹ, và giá cả một số sản phẩm tiêu dùng - nhất là hàng nhập khẩu như cà phê, hàng may mặc... sẽ tăng lên.

Các nhà sản xuất Mỹ thực hiện quy trình sản xuất “đúng lúc” (Just In Time) sẽ gặp khó khăn vì các nguyên liệu và phụ liệu sẽ đến nơi chậm trễ do đường sá ách tắc sau bão Katrina. Xa lộ I-10 ngang qua Louisiana - tuyến đường quan trọng xuyên đông-tây của Mỹ, là con đường xe tải thường sử dụng để chuyên chở hoá chất, bột giấy, giấy, gỗ và máy móc và trên chiều nguợc lại là hàng dệt, đồ gỗ, máy móc, xe hơi... Mọi thứ nay đều sẽ chậm đến tay người tiêu dùng hơn do các nhà máy bị phá huỷ và đường sá hư hỏng.

Lãi suất tăng hay giảm?

Sau Katrina, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang lâm vào tình trạng tiến thoái luỡng nan: tăng hay giảm lãi suất liên bang? Những thiệt hại Katrina gây ra sẽ làm kinh tế Mỹ giảm tốc độ phát triển thậm chí có nguy cơ suy thoái; buộc chính phủ theo chiều hướng giảm lãi suất để kích thích sản xuất và tiêu dùng.

Soạn: AM 511613 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vừa có lý do để tăng và giảm lãi suất, Fed sẽ lựa chọn theo hướng nào?

Tuy vậy, Katrina cũng làm cho giá cả tăng cao, cụ thể như giá xăng dầu và nhiều loại hàng hoá khác nhau. Hàng xây dựng như thiếc, xi-măng và gỗ, vốn đã thiếu hụt từ trước Katrina, nay sẽ tiếp tục tăng giá do nhu cầu tái thiết New Orleans và các thành phố bị bão tàn phá.

Để kìm hãm việc giá tăng dẫn đến lạm phát cao, chính phủ lại phải tăng lãi suất. Có lẽ đây là thách thức cuối cùng cho ông Alan Greenspan, giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trước khi ông về hưu vào tháng 1/2006. Các nhà phân tích cho rằng ông Greenspan, vốn coi trọng số liệu thực tế, sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên mức trung bình 4% trước khi xem xét con số cuối cùng về hậu quả Katrina gây ra. Dĩ nhiên nếu thị trường phản ứng mạnh hơn dự tính, Cục Dự trữ Liên bang có thể thay đổi chính sách.

Theo Global Insight, công ty chuyên về dự báo, tình hình có thể diễn ra theo hai chiều hướng. Giá dầu có thể tăng lên 75 đôla/thùng, sau đó giảm xuống mức xấp xỉ 60 đôla/thùng; giá xăng lên 3 đôla/gallon (khoảng 4.5 lít) rồi trở lại mức 2,5 đôla/gallon vào cuối năm. Đây là trường hợp khả quan nhất, kinh tế Mỹ chỉ giảm từ 0.5 đến 1% tốc độ phát triển.

Ngược lại, nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, dầu tăng lên 100 đôla/thùng trở lại khoảng 70 đôla vào cuối năm, khi xăng tiếp tục tăng lên 3,5 đôla/gallon. Mức tăng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) Mỹ sẽ giảm 3% và kinh tế ở lằn ranh nguy hiểm của suy thoái khi năm 2005 kết thúc.

Viễn cảnh xây dựng lại New Orleans thành trung tâm âm nhạc và du lịch như những ngày trước Katrina còn xa vời vợi, nhưng một buổi sáng đẹp trời thức dậy thấy giá xăng ngừng tăng, giá dầu giảm xuống hy vọng sẽ thành hiện thực trong một ngày gần đây.

  • Minh Lê (Theo The Economist, Reuters và USA Today)
,
,