,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
682628
"Kinh tế học ngộ nghĩnh"
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

'Kinh tế học ngộ nghĩnh'

Cập nhật lúc 05:59, Chủ Nhật, 17/07/2005 (GMT+7)
,

Nếu bạn cho rằng kinh tế là tập hợp những thứ liên quan tới các con số nhức mắt, các bảng biểu nhàm chán hay những biểu đồ khô khan, bạn cần phải nghĩ lại.

Soạn: AM 485745 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Steven Levitt, một Giảng viên kinh tế tại Đại học Chicago của Mỹ đồng thời là Biên tập tờ Tuần báo kinh tế chính trị Atlantic, đã tìm được danh tiếng riêng cho mình chỉ bằng việc làm hấp dẫn hoá những thứ khô khan nhất, làm người ta phải thay đổi quan niệm trên.

Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, cuốn "Kinh tế ngộ ngĩnh - Khám phá mặt còn ẩn giấu của sự việc", ông đã chứng tỏ được điều đó. Thay vì các con số lớn nhỏ, các bảng biểu dài lê thê hay những biểu đồ khó hiểu, các phân tích của ông khiến người ta cảm thấy kinh tế thật đời thường, thật giống với những gì người ta muốn cảm nhận tự nguyện chứ không phải chỉ vì nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Cụ thể, trong cuốn sách của mình, ông đã tập trung giải đáp những thắc mắc tưởng chừng phi kinh tế, kiểu như: tại sao những người buôn bán lẻ thích sống cùng mẹ, tại sao những người có tên DeShawn thường có công việc khác hẳn những người có tên Jake?...

Soạn: AM 485741 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Steven Levitt.

Nhưng điều thú vị nhất mang tính cách mạng trong kinh tế của cuốn sách, là việc tác giả đã lý giải mối liên hệ giữa những con số thống kê, chẳng hạn việc gia tăng con số phá thai với tình trạng giảm tội phạm hiện nay.

"Cuốn sách của tôi đơn giản đã chỉ ra rằng bạn có thể dễ dàng dùng các con số để hiểu về thế giới đương đại tưởng chừng như quá phức tạp", Levitt nói trong buổi tiếp thị cuốn sách của mình tại London tuần trước, "Bạn có thể biến những các phức tạp tưởng như không thể định lượng được thành những con số kinh tế đơn thuần".

Chẳng hạn, ông đã lý giải các câu hỏi nêu trên như sau: những người buôn bán lẻ thích sống cùng mẹ bởi vì theo thống kê của ông đối với những người bán lẻ trên các ngóc ngách của nước Mỹ và các nền kinh tế tư bản khác, họ không bao giờ đủ tiền để tự lo liệu chỗ ở cho chính mình.

Còn những người tên DeShawn thường có công việc khác hẳn những người có tên Jake vì những bố mẹ muốn chọn tên con theo kiểu dân dã như DeShawn không mấy khi sống gần những bố mẹ muốn chọn tên con theo kiểu đài các như Jake... Và như vậy, lối sống cũng như cách hướng nghiệp của họ ít khi giao thoa với nhau.

Soạn: AM 485743 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cuốn "Kinh tế ngộ ngĩnh - Khám phá mặt còn ẩn giấu của sự việc".

Độc đáo nhất, ông lý giải các con số một cách cụ thể như sau: cứ 2 bà mẹ trẻ đi phá thai thì có nghĩa là bớt đi được một tên tội phạm trong tương lai! Giải thích cho điều này, ông nói: "Con người ta có thể tốt, có thể xấu, tỷ lệ là 50/50. Vậy 2 bà mẹ đi phá thai có thể sẽ mất một người tốt và một người xấu cho xã hội tương lai".

Những lý giải của Levitt, một  Giảng viên Đại học, nhiều khi có vẻ tàn nhẫn như vậy, và thường gây ngạc nhiên, song lại được độc giả đón nhận khá hồ hởi, kể cả những người ngày ngày đi làm ở phố Wall.

"Đối với tôi, độ tin tưởng vào các phân tích vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của cuốn sách Levitt đã viết", một nhà môi giới chứng khoán ở phố Wall nhận xét, "Nhưng có điều, tôi thấy kinh tế trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn là những con số nặng nề mà tôi phải lãnh hội hàng ngày. Levitt cho ta thấy cách nhìn mới đối với vấn đề cũ, về kinh tế".

  • Nhật Vy (Theo BBC)

,
,