,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
681192
VN: Thị trường bán lẻ phát triển nhanh thứ 8 thế giới
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

VN: Thị trường bán lẻ phát triển nhanh thứ 8 thế giới

Cập nhật lúc 10:02, Thứ Tư, 13/07/2005 (GMT+7)
,

Việt Nam là một trong 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới, nằm trong số 30 thị trường bán lẻ đang trỗi dậy trên toàn cầu. Ấn Độ vươn lên giành vị trí quán quân về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI). Đó là kết quả nghiên cứu thường niên mới được công ty tư vấn quản lý AT Kearney công bố.

AT Kearney http://www.atkearney.com/ - một trong những công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới đã lập ra chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) vào năm 1995. Kể từ năm 2001, AT Kearney tiến hành công bố bản nghiên cứu thường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ ở 30 thị trường đang trỗi dậy thông qua chỉ số GRDI.

Soạn: AM 480727 gửi đến 996 để nhận ảnh này
10 nước có thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2005

Chỉ số GRDI giúp các tập đoàn bán lẻ ưu tiên các chiến lược phát triển toàn cầu bằng việc đánh giá các thị trường mới trỗi dậy dựa trên 25 tiêu chí trong đó có các nguy cơ kinh tế, chính trị, độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, mức bão hòa của thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăng trưởng bán lẻ. Hiện nay không nước nào trong số 10 thị trường bán lẻ hàng đầu năm 1995 còn giữ được ngôi vị của mình.

Năm nay, Ấn Độ được đánh giá là thị trường có chỉ số GRDI cao nhất thế giới, mang lại cơ hội đầu tư quốc tế hấp dẫn nhất cho các đại thương gia và các tập đoàn bán lẻ thực phẩm muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài như Wal-Mart, Benetton và Tesco. . Ấn Độ đã tiến từ vị trí số 2 lên vị trí 1 về chỉ số GRDI, thay thế Nga, nước chiếm giữ vị trí quán quân từ năm 2003.

Các chuyên gia nhận định bước tiến của Ấn Độ là nhờ ở môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt do sự nới lỏng giới hạn sở hữu trực tiếp đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Thị trường bán lẻ của Ấn Độ đạt 330 tỷ đô la với mức tăng trưởng trung bình 10% trong 5 năm qua, tuy nhiên vẫn còn chưa cung cấp đủ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nước này. Ấn Độ cũng là một trong những thị trường bán lẻ rời rạc nhất trên thế giới, thị phần tổng cộng của 5 tập đoàn bán lẻ hàng đầu chỉ chiếm dưới 2% thị phần Ấn Độ.

AT Kearney dự đoán những tập đoàn bán lẻ toàn cầu như Wal-Mart, Carrefour, Tesco và Casino sẽ nhanh chóng tận dụng những quy định thuận lợi hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xâm nhập Ấn Độ thông qua đối tác là các nhà bán lẻ Ấn Độ. Các tập đoàn bán lẻ khác như Marks & Spencer và Benetton hiện đang hoạt động thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ rất có thể chuyển sang cơ cấu đồng sở hữu. Trước sự chuyển hướng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu, các nhà bán lẻ hàng đầu Ấn Độ như Pantaloon, Westside và Big Bazaar sẽ tăng quy mô, cải tiến hậu cần và công nghệ hỗ trợ.

A.T. Kearney nhận định phần lớn tăng trưởng bán lẻ ở Ấn Độ là ở ngành thực phẩm và dệt may. Dân Ấn Độ sử dụng 45% tiền mua thực phẩm và tạp phẩm. Ngành dệt may nước này cũng có nhiều triển vọng, dự tính tăng 4-5%/năm về lượng và 13% về chất. Tuy nhiên, thuế cao, cơ sở hạ tầng kém, rào cản quan liêu và giá bất động sản cao ở Ấn Độ là những thách thức mà các tập đoàn bán lẻ nước ngoài phải khắc phục ở nước này.

Việc Nga bị đẩy xuống hàng thứ hai về chỉ số GRDI có thể là do làn sóng nhà bán lẻ nước ngoài đến thị trường này trong mấy năm gần đây không thay đổi. Mặc dù thị trường Nga vẫn hấp dẫn, trạng thái bão hòa vẫn tiếp tục tăng, dấu hiệu cho thấy đã đến lúc các tập đoàn bán lẻ cân nhắc về việc thâm nhập thị trường Nga.

Đông Âu vẫn tiếp tục là đại diện cho các cơ hội đầu tư lớn nhất cho các tập đoàn bán lẻ - các nước Đông Âu chiếm 11 trong số 20 thị trường đầu tư hàng đầu xét về chỉ số GRDI. Ukraine nhảy từ vị trí số 8 lên vị trí số 3 do GDP và doanh thu bán lẻ nước này tăng mạnh, đây cũng là thị trường có số dân thành thị đông. Đặc biệt, năm nay là lần đầu tiên Bosnia-Herzegovina và Macedonia lọt vào danh sách 20 thị trường bán lẻ hàng đầu.

Việt Nam xếp hạng 8 về chỉ số GRDI, như vậy Việt Nam vẫn nằm trong số 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy vậy, năm nay, thứ hạng về chỉ số GRDI của Việt Nam giảm một bậc so với năm trước.

  • Minh Thương (tổng hợp)

,
,