,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
665884
Thương mại 6 nước sông Mêkông tăng 10 lần từ 1992
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Thương mại 6 nước sông Mêkông tăng 10 lần từ 1992

Cập nhật lúc 14:28, Thứ Hai, 04/07/2005 (GMT+7)
,

Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), kim ngạch thương mại sáu nước có dòng sông Mêkông chảy qua đã tăng gấp 10 lần kể từ 1992, khi các nước bắt đầu hợp tác cùng nhau trong khuôn khổ khu vực.

Đây là kết quả của những nỗ lực chung từ cả 6 nước trên trong việc phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá và hệ thống điện.

Soạn: AM 467809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngày 4-5/7, lãnh đạo và doanh nghiệp các nước sông Mêkông gặp mặt tại Côn Minh.

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã tăng đều hơn 10 năm qua trên các lĩnh vực quan trọng như du lịch, năng lượng, viễn thông...

Theo thống kê riêng của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu giữa nước này với 5 nước còn lại trong khối năm 2004 đạt 25,82 tỷ USD, gấp đôi con số có được hai năm trước đó. Theo chiều ngược lại, Trung Quốc nhập từ các nước này khoảng 14,27  tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2002.

"Các nước này đã làm tất cả những gì có thể để tăng cường cải cách thể chế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào những lĩnh vực trước nay vẫn được cho là nhạy cảm và chủ chốt của mỗi nền kinh tế", Phó Chủ tịch ADB, ông Tấn Lý Quân, cho biết, "Các cuộc hội đàm của lãnh đạo các nước lần này do đó lại càng có ý nghĩa quan trọng với hợp tác kinh tế giữa họ với nhau".

Nhờ sự hợp tác như vậy, đường sá cùng hệ thống điện đã được nâng cấp và nối liền nhiều nước với nhau (dự kiến tới 2012, sẽ có mạng đường bộ nối liền cả 6 nước). Đặc biệt, người dân các nước có thể đi lại tự do hơn để làm ăn, buôn bán. Từ năm 2002, các nước cũng đã thoả thuận mua bán điện trong phạm vi khối, trước mắt là nguồn điện từ các nhà máy thuỷ điện.

Trong 2 ngày 4-5/7, các nhà lãnh đạo cấp cao và doanh nghiệp các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam - sáu nước có dòng sông Mêkông chảy qua -  gặp mặt tại Côn Minh, Trung Quốc trong khuôn khổ chương trình Hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) với khẩu hiệu "Hợp tác mạnh mẽ hơn vì sự thịnh vượng chung".  Đây là cuộc họp thượng đỉnh nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế.

Đây là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản và có tiềm năng phát triển lớn. Với lịch sử và truyền thống quan hệ kinh tế lâu đời, 6 nước đều hy vọng sẽ đạt được những thành tựu kinh tế to lớn hơn, xứng tầm với tiềm năng đó.

Mêkông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Với lượng tuyết tan từ dãy Himalaya ở vùng Tây Tạng và lượng mưa gió mùa, sông Mêkông chảy dài khoảng 4.800 km qua 6 quốc gia, từ Trung Quốc ở phía bắc xuôi xuống phía nam qua các nước Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam trước khi đổ ra biển Đông.

Vùng lưu vực của sông rộng khoảng 800.000 km2, có những đặc tính phi thường về thảm thực vật và các đặc tính địa sinh học. Từ lâu được coi là vựa thóc của vùng Đông Dương, vùng đồng bằng rộng lớn của dòng sông là một vùng đất nông nghiệp năng suất cao nhất trong khu vực, sản xuất ra một nửa lượng lúa cho Việt Nam và là một nguồn lương thực cho các dân tộc trên thế giới.

Dòng sông và nhiều nhánh của nó là nơi sinh sống của hơn 60 triệu dân, bao gồm tới 95 nhóm dân tộc. Đại đa số người dân sống dựa vào vùng đồng bằng do lũ tạo thành, mà nhờ sự màu mỡ của đất hàng năm được phù sa lũ cuốn bồi đắp, đã trở thành trọng tâm của sự phát triển.

  • Nhật Vy (Tổng hợp)

,
,