,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
572636
Sức nặng kinh tế Trung Quốc tại Davos
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Sức nặng kinh tế Trung Quốc tại Davos

Cập nhật lúc 19:13, Thứ Hai, 31/01/2005 (GMT+7)
,

Sự lớn mạnh và ảnh hưởng đến thế giới của nền kinh tế Trung Quốc là một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm nhất tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 35 vừa kết thúc vào hôm qua, 30/1, tại Davos, Thụy Sỹ.

Soạn: AM 260637 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Kinh tế trở thành vấn đề phụ tại WEF lần thứ 35.

 

Có thể thấy điều này qua sự hiện diện của phái đoàn hùng hậu đến từ quốc gia 1,3 tỷ người do Phó Thủ tướng Huang Ju dẫn đầu. Các nhà doanh nghiệp Trung Quốc nhân dịp này tìm cách tiếp xúc với giới doanh nhân đến từ phương Tây.

 

Hơn hai thập niên qua, Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm rất cao: 9-10%. Năm 2004, dù đã nỗ lực đưa ra các biện pháp kìm hãm đà tăng trưởng quá nóng, nhưng GDP vẫn tăng tới 9,4%. Tại Davos, Phó Thủ tướng Huang cho biết, mục tiêu mà Bắc Kinh hướng tới thời điểm 2020: GDP đạt 4.000 tỷ USD (gấp 3 lần hiện nay) và thu nhập bình quân đầu người 3.000 USD/năm.

 

Trung Quốc hiện theo đuổi đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi mở cửa để đón đầu tư nước ngoài, tự do hóa các lĩnh vực kinh tế, kể cả lĩnh vực tài chính – nhưng chính quyền vẫn nắm vai trò lãnh đạo và đề ra các mục tiêu cụ thể.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc đối mặt với những thách thức lớn: hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn cũng như sự phát triển không đồng đều giữa các đô thị lớn và vùng nông thôn. Bên cạnh, nền kinh tế còn nặng về “chất” gây nên những tác động tiêu cực cho môi trường.

 

Nền kinh tế khổng lồ này đang trở thành một thế lực đáng kể và có tác động đến nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển quá nhanh, Trung Quốc cần rất nhiều nguyên nhiên vật liệu và đây chính là nguyên nhân cơ bản đẩy giá các mặt hàng này trên thị trường thế giới lên cao trong thời gian qua.

 

Được đại biểu quan tâm nhiều nhất đối với Trung Quốc chính là tỷ giá nhân dân tệ. Mỹ và các nước châu Âu đã liên tục gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh điều chỉnh lại tỷ giá nhân dân tệ/USD,  mà họ cho rằng thấp hơn thực tế từ 15-20%. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Huang cho biết rất chung chung, rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ xóa bỏ “từ từ” những cản trở trong việc chuyển đồi đồng nhân dân tệ mà không đưa ra một lịch trình cụ thể nào cả. Điều này, theo các chuyên gia phân tích, Bắc Kinh chưa sẵn sàng cho việc thả nổi đồng tiền của mình, ít nhất là trong thời điểm hiện nay. 

 

Kinh tế chỉ còn là chủ đề phụ

 

Điểm nổi bật tại WEF lần thứ 35: Kinh tế không còn là chủ đề chính mà thay vào đó, các đại biểu tập trung thảo luận trên các vấn đề chống đói nghèo, bảo vệ môi trường do khí hậu biến đổi và thương mại bình đẳng. Trong đó, châu Phi có phần được “ưu ái” hơn.

 

Chẳng hạn, phái đoàn của Mỹ (do Phó Tổng thống Dick Cheney và cựu Ngoại trưởng Colin Powell dẫn đầu) đến Davos lần này cũng chỉ để bảo vệ cho cuộc tấn công Iraq tháng 3/2003 cũng như các chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ cuối của Tổng thống Bush hơn là đề cập đến các vấn đề kinh tế.

 

Tuy nhiên, như nhận định của giới chuyên gia, các đại biểu đến Davos để “nói hơn là làm”. Một điển hình: vấn đề chống nghèo đói đã từng đề cập đến rất, rất nhiều lần trong các hội nghị nhưng kết quả thu được thì chẳng bao nhiêu. Hiện tại vẫn có 2 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ (chưa đến 2 USD/ngày) trong khi mức chênh lệch giàu nghèo đã tăng lên gấp đôi trong vòng 3 thập niên qua. Eric Toussaint, một đại biểu tham dự Diễn đàn xã hội thế giới (WFS) tại Brazil, cho biết quan điểm: “Tiến trình tự toàn cầu hoá mà các nước lớn đang cổ xúy sẽ đẩy những quốc gia nghèo khó nhất vào thảm họa. Bởi nền kinh tế nhỏ bé rất khó có thể đứng vũng trước các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh. Tự do mậu dịch hoàn  toàn sẽ đưa đến hiện tượng “mạnh được yếu thua”, qua đó làm gia tăng tình trạng bất công mà thôi”.

 

(Hoàng Diệu - Tổng hợp)

,
,