,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
559956
Sóng thần gây “cú sốc” mới cho du lịch châu Á
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Sóng thần gây “cú sốc” mới cho du lịch châu Á

Cập nhật lúc 17:49, Thứ Ba, 28/12/2004 (GMT+7)
,

Những bờ biển cát trắng trải dài, thấp thoáng ẩn hiện những nơi “ẩn dật” bình dị trong khung cảnh tuyệt đẹp, một thế giới dưới nước lạ lẫm quanh những đảo san hô…, tất cả hầu như biến mất chỉ trong chốt lát.

Soạn: AM 232495 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một khu nghỉ mát tại "thiên đường du lịch" Maldives.

 

Quần đảo Maldives bao gồm 1.200 đảo lớn nhỏ, dân số khoảng 300.000 người. Từ bao năm nay, du khách thập phương bị cuốn hút bởi vẻ đẹp diệu kỳ của “thiên đường du lịch” nằm ngoài khơi Ấn Độ Dương này, nơi họ có thể tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi thanh bình. Toàn bộ nền kinh tế quốc đảo gần như dựa vào lĩnh vực du lịch. Rồi Thái Lan, một trong những trung tâm du lịch của châu Á, số du khách hằng năm lên tới cả chục triệu, nguồn thu từ du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm nội địa (GDP), đứng thứ hai về đóng góp ngân sách. Trong khi đó, với  Malaysia, ngành du lịch chiếm tỷ trọng 8% GDP…

 

Nhưng tất cả bị đảo lộn chỉ trong buổi sáng Chủ nhật 26/12 vừa qua. Những ngọn sóng thần hung dữ đã tàn phá nặng nề các khu nghỉ mát ven biển, từ Indonesia qua Malaysia, Thái Lan, rồi lan tận Sri Lanka, Ấn Độ, Maldives, thậm chí còn tàn phá bờ biển Đông Phi cách xa hơn 6.000km.

 

Trong phút chốc, hàng trăm khu nghỉ mát ở Phuket, đảo Koh Phi Phi (Thái Lan), nhiều bãi tắm tại Maldives, Malaysia bị nước biển cuốn trôi. Nhiều khách nước ngoài, trong tổng số hơn 20.000 người - đã thiệt mạng. Những người may mắn sống sót nhanh chóng lên đường về nước.

 

Soạn: AM 232497 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Cảnh hoang tàn tại khu du lịch Phuket, Thái Lan.

Mức thiệt hại đối với lĩnh vực du lịch sẽ rất nặng nề, tuy chưa thể ước lượng được trong lúc này. Theo Hội đồng Du lịch Thế giới, Thái Lan phải mất 2 năm để phục hồi lại, trong khi Maldives – nơi hàng trăm đảo san hô bị phá hủy -  phải mất nhiều thời gian hơn.

 

Mặc dù là thảm họa thiên nhiên, nhưng khi chứng kiến cảnh đổ nát hoang tàn của các khu du lịch, nhiều du khách nước ngoài không khỏi nản lòng.

 

Còn nhớ, trong giai đoạn 2002-2003, ngành du lịch trong vùng đã rơi vào suy thoái trầm trọng vì dịch viêm phổi cấp (SARS). Chỉ từ đầu năm 2004, tình hình bắt đầu được cải thiện khi lượng du khách đã tăng tới 42% trong 8 tháng đầu năm. Nhưng sau thảm họa thiên nhiên mà Liên Hiệp Quốc đánh giá là tồi tệ nhất từ trước đến nay, ngành kinh tế chiến lược của khu vực chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian tới.

 

(Hoàng Diệu – Theo NYT, BBC)

,
,