,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
553706
Trung Quốc phát triển nhãn hiệu toàn cầu
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Trung Quốc phát triển nhãn hiệu toàn cầu

Cập nhật lúc 18:12, Chủ Nhật, 12/12/2004 (GMT+7)
,

Từ 4 năm qua, bảng quảng cáo của Tập đoàn Haier đã hiện nổi bật ở ngay cửa ngõ ra vào kinh thành Paris tráng lệ. Nhãn hiệu điện tử hàng đầu này của Trung Quốc, vốn được định giá lên tới 6,5 tỷ USD, giờ đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.

 

Haier, cũng như nhiều công ty Trung Quốc khác, đang có tham vọng xây dựng những thương hiệu mạnh trên thị trường toàn cầu, từng bước thay đổi cụm từ quen thuộc “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) sang “Made by China” (do Trung Quốc sản xuất).

 

Bước ra sân chơi lớn

Soạn: AM 217039 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sản phẩm của Haier được bày bán tại Mỹ.

 

Hôm 8/12/2004, Công ty máy tính Lenovo thông báo đã mua lại bộ phận sản xuất máy vi tính cá nhân (PC) của Tập đoàn khổng lồ IBM (Hoa Kỳ) với giá 1,8 tỷ USD. Sau khi việc mua bán hoàn tất, doanh thu hằng năm của Lenovo ước tính đạt tới 12 tỷ USD. Từ vị trí thứ 8, tập đoàn này sẽ trở thành nhà sản xuất máy vi tính lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau hai hãng Dell và Hewlett-Parkard (HP).

 

Chủ tịch Lenono Yang Yuanqing nhấn mạnh: Đây là bước đột phá nhằm đưa ngành công nghiệp máy tính Trung Quốc vươn lên vị trí toàn cầu.

 

Từ vài năm qua, Lenovo đã tận dụng mọi cơ hội để đưa tên tuổi mình ra bên ngoài. Công ty đã giành được hợp đồng cung cấp thiết bị và dịch vụ máy tính cho Thế vận hội mùa đông 2006 ở Turin (Ý) và Thế vận hội mùa hè 2008 được tổ chức ngay tại Bắc Kinh.

 

Trong khi đó, Haier, nhà sản xuất hàng điện tử gia dụng nổi tiếng của Trung Quốc, xâm nhập vào thị trường Mỹ thông qua việc hợp tác với Tập đoàn bán lẻ Wal-Mart. Còn TCL, sau khi tiến hành liên doanh với Thomson (Pháp) vào tháng 11/2003, đã trở thành một trong những tập đoàn sản xuất tivi lớn nhất thế giới.

 

Việc Trung Quốc chen chân vào một trong những vị trí hàng đầu thế giới khiến sân khấu này thêm phong phú, nhưng cũng có thể gây mất ổn định hơn: nước này cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia chậm phát triển nhất như Banglades về dệt may, nhưng cũng có khả năng cạnh tranh với cường quốc kinh tế số 1 Hoa Kỳ trên lĩnh vực tin học hay viễn thông.

 

Chiến lược xây dựng nhãn hiệu

 

Soạn: AM 217045 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

TCL đã là một trong những nhà nhà sản xuất tivi lớn nhất thế giới.

Jim Hemerling, chuyên gia của Boston Consulting Group có trụ sở tại Thượng Hải, viết trên Business Week: “Các công ty Trung Quốc đang theo hướng mà các tập đoàn lừng danh như Toyota, Sony (Nhật) hay Samsung (Hàn Quốc) đã đi trước vài ba thập niên: xây dựng thành công nhãn hiệu trong nước, sau đó tìm cách khuyếch trương ra bên ngoài“.

 

Trên thực tế, nhiều DN Trung Quốc lúc đầu gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới bởi những hạn chế về khả năng tiếp thị để phát triển nhãn hiệu.

 

Thông thường, các công ty Trung Quốc tìm cách mua lại một thương hiệu đã có tên tuổi nhưng đang gặp khó khăn tài chính, sau đó chuyển hoạt động sản xuất về Trung Quốc nhằm tận dụng giá nhân công rẻ, nhưng vẫn giữ lại nhãn hiệu hay kênh phân phối sẵn có. Đây là hướng đi của TCL hay Lenovo trong thời gian qua.

 

Nhiều tập đoàn khác (điển hình như Haier) lại chọn cho mình chiến lược khác hẳn: thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua các kênh phối độc lập, từ đó có thể nắm bắt được phản ứng của khách hàng và giúp người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu của mình.

 

(Hoàng Diệu – Tổng hợp)

 

 

,
,