,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
537912
Bài học Nga đối với cải cách DNNN ở Trung Quốc
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Bài học Nga đối với cải cách DNNN ở Trung Quốc

Cập nhật lúc 05:11, Thứ Năm, 28/10/2004 (GMT+7)
,

Mô hình cải cách DNNN (doanh nghiệp nhà nước) của Nga được biết đến như "liệu pháp sốc" vẫn đang được Trung Quốc nghiên cứu để có hướng đi cho riêng mình.

Soạn: AM 180623 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Kinh tế tư nhân Trung Quốc vượt trội DNNN trong nhiều lĩnh vực.

Vẫn loay hoay với DNNN

Trung Quốc tiến hành tư nhân hóa đồng loạt vào những năm 1990 nhưng vẫn còn rất nhiều DNNN hoạt động đình trệ, nợ nần và cần cải tổ. Nhiều nhà kinh tế Trung Quốc khuyến nghị cần tiếp cận sâu hơn kinh nghiệm tư nhân hóa của Nga được biết đến như "liệu pháp sốc" hay mô hình "big bang" để có hướng đi cho riêng mình. 

Với giá trị khoảng 1,2 ngàn tỷ USD, hệ thống DNNN ở Trung Quốc đóng vai trò chính trong toàn nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên khi nước này đẩy mạnh cải cách và mở cửa hơn nữa với thế giới, DN tư nhân mọc lên như nấm và thậm chí còn vượt trội so với DNNN đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Tại một số thành phố phát triển theo định hướng xuất khẩu như Quảng Đông, Phúc Kiến, những công ty xuất khẩu tư nhân đã vượt mặt những đối thủ DNNN một cách ngoạn mục để trở thành trụ cột trong nền kinh tế địa phương. Vì thế trừ những DNNN lớn trong một số ngành kinh tế then chốt, hầu hết những DNNN vừa và nhỏ đã bị vỡ nợ và buộc phải tư nhân hóa.

Trong quá trình cải cách hệ thống DNNN, Bắc Kinh yêu cầu tất cả tài sản quốc gia phải được sắp xếp hợp lý chứ không thể bị biển thủ dưới lớp vỏ tư nhân hóa. Hồi tháng 2/2004, Phó Thủ tướng Hoang Ju - người giữ trọng trách sắp xếp lại các DNNN yêu cầu thành lập hệ thống quản lý tài sản nhà nước hoàn toàn mới trong 3 năm. 8 tháng sau,  ông lại kêu gọi đẩy mạnh cải cách DNNN một lần nữa.

Sáng kiến của ông Phó Thủ tướng Huang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Lang Xianping - Giáo sư tài chính thuộc Đại học Chinese University Hong Kong. Giáo sư Lang cảnh báo cải cách DNNN làm xói mòn tài sản nhà nước nghiêm trọng chính là vấn đề nóng bỏng nhất cần giải quyết. Quan điểm này làm dấy lên những tranh luận nảy lửa trong giới phân tích. Cuối cùng họ đã đi tới thống nhất rằng nếu Trung Quốc bê nguyên mô hình tư nhân hóa ồ ạt theo kiểu "big bang", họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự như nước Nga hiện nay.

Tư nhân hóa DNNN: "Big Bang" hay làm từ từ?

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc hiện đang có phần bối rối và lúng túng trước bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách DNNN hiện nay và cần nghiên cứu thấu đáo bài học của nước Nga. Hồi đầu những năm 1990, Nga theo chân Ba Lan chấp nhận áp dụng "liệu pháp sốc" tức là tiến hành cải cách vi mô và vĩ mô  đồng thời và nhanh chóng thay cho biện pháp từ từ. Trong suốt giai đoạn này tài sản nhà nước bao gồm các công ty nhà nước, dịch vụ công cộng, báo chí và tài nguyên thiên nhiên chủ yếu rơi vào tay một nhóm đại gia có quan hệ mật thiết với Tổng thống Boris Yeltsin. Dần dần nhóm này trở thành một hiệp hội không chính thức, nắm trong tay nhiều hợp đồng quan trọng và tài sản khổng lồ. 

Tuy nhiên nhóm này lại vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ một liên minh mà giới học giả Nga gọi là silovikis, chủ yếu bao gồm những chính trị gia dày dạn kinh nghiệm, quan chức về hưu, cựu chỉ huy quân đội và chỉ huy cao cấp thuộc KGB. Từ khi Vladimir Putin tiếp quản nước Nga cách đây 4 năm, ông đã đề cử nhiều thành viên silovikis vào nhiều vị trí chủ chốt trong Chính phủ để kiểm soát giới tài phiệt. Giới tài phiệt lắm tiền và silovikis hiện chia thành hai phe đối lập, xung đột về lợi ích. Do hệ thống tư pháp trì trệ và nạn tham nhũng ở Nga, mâu thuẫn giữa hai nhóm không được giải quyết bằng sự hòa giải pháp lý mà lại làm dấy lên nạn mất trật tự và tội phạm xã hội.

Trung Quốc: dẫm lên vết xe đổ của Nga?

Ở Trung Quốc hành động thôn tính tài sản nhà nước với giá rẻ mạt hay đơn giản là biển thủ, tư túi chúng không phải là ít. Đơn cử như việc một khu đất rộng 5.684m2 vẫn đang trong quá trình xây dựng thuộc khu tự trị Ninh Hạ được định giá 150 nhân dân tệ và bán trong quá trình sắp xếp lại một công ty xây dựng nhà nước. Theo tin của Tân Hoa Xã, nguyên giám đốc tập đoàn China Building - Material Industrial Corporation for Foreign Econo - Technical Cooperation đã sử dụng quyền lực của mình để biển thủ một lượng lớn tài sản quốc dân dưới danh nghĩa cổ phần và giao dịch kỳ hạn.

Quan điểm bảo thủ nhất cho rằng đất nước này đang thất thoát khoảng trên 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 12,05 triệu USD) mỗi ngày và 40 tỷ nhân dân tệ mỗi năm từ các tài khoản quốc gia.

Như vậy, mức độ tương đồng giữa Trung Quốc hiện nay và nước Nga trong những năm 1990 là gì? Giới quan sát đã nhận thấy một xu hướng đang hình thành rõ nét: con cháu nhiều vị tai to mặt lớn đang thâu tóm những vị trí chủ chốt trong nhiều công ty lớn chi phối huyết mạch của nền kinh tế. Jiang Mianheng - con trai Chủ tịch Giang Trạch Dân là Chủ tịch Hội đồng quản trị CNC International Corporation Ltd - một trong 3 công ty cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Lý Tiểu Bằng - con trai Thủ tướng Lý Bằng đang giữ chức Phó Tổng Giám đốc tập đoàn điện lực quốc gia - công ty hiện thống trị nguồn cung điện năng của Trung Quốc và chị gái Lý Tiểu Bằng là Lý Tiểu Lâm cũng nắm quyền Phó Chủ tịch và Chủ tịch Hội đồng quản trị China Power Company. Đây chính là tiếng chuông cảnh báo đối với hoạt động cải cách DNNN hiện nay.

(Cẩm Tú - Theo Asia Times)

,
,