,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
536108
Tham nhũng - lực cản phát triển kinh tế
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Tham nhũng - lực cản phát triển kinh tế

Cập nhật lúc 08:24, Thứ Bảy, 23/10/2004 (GMT+7)
,

Tham nhũng đang hoành hành nặng nề tại hơn 60 quốc gia trên thế giới và trở thành thách thức lớn đối với lĩnh vực kinh tế nhà nước. Đây là nội dung quan trọng được nêu lên trong báo cáo mới nhất của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) hôm 20/10.

 

Và hiện tại, cuộc chiến chống tham nhũng đã có sự phối hợp giữa các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới.

 

Kém phát triển tỷ lệ nghịch với tham nhũng

 

Soạn: AM 177315 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Tham nhũng cản trở mục tiêu giảm số người đói nghèo xuống 1/2 vào năm 2015 của LHQ.

Bảng xếp hạng của TI năm nay dựa theo kết quả tổng hợp từ 18 cuộc khảo sát ý kiến của các danh nhân và chuyên gia phân tích tại nhiều nước với sự tham gia của 12 viện nghiên cứu độc lập.

 

Có đến 106/146 quốc gia có chỉ số điểm thấp hơn 5 (trên thang điểm 10), mà điểm càng thấp thì mức độ tham nhũng càng trầm trọng). Trong đó, 60 nước được xem là có nạn tham nhũng hoành hành dữ dội (số điểm thấp hơn 3).

 

Điểm nổi bật, theo đánh giá của TI: Tham nhũng tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển kinh tế. Những nước càng kém phát triển thì nạn tham nhũng càng mạnh. Điển hình là hai quốc gia rất nghèo là Bangladesh và Haiti “được” xếp cuối bảng (1,5 điểm); trong khi đứng đầu danh sách là Phần Lan và New Zealand - 2 nơi được xem là hầu như vắng bóng tệ nạn này (9,7 và 9,6 điểm).

 

Châu Á không nằm ngoại lệ khi quốc đảo Singapore được đánh giá rất cao (hạng 5; 9,3 điểm), kế tiếp là Hồng Kông (16; 8,0) và Nhật Bản (24; 6,9). Về phía nửa đầu kia của danh sách là các nước đang phát triển: Myanmar (142; 1,7), Indonesia (133; 2,0), Pakistan, Iraq (129; 2,1), Việt Nam, Philippines (102; 2,6)…

 

Một đặc điểm đáng chú ý khác, là phần đông các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới có nạn tham nhũng lan tràn. Tại Angola, Azerbaijan, Chad, Ecuador, Indonesia, Iran, Iraq, Kazakhstan, Libya, Nigeria, Nga, Sudan, Venezuela hay Yemen, phần lớn nguồn lợi khổng lồ từ các mỏ dầu rơi vào tay những tập đoàn khai thác phương Tây, tầng lớp giàu có và quan chức trong nước.

 

Cản trở phát triển kinh tế và xã hội

 

Soạn: AM 177317 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tham nhũng tạo ra bất công trong xã hội.

Chủ tịch TI - ông Peter Eigen nhấn mạnh: “Tham nhũng trong các dự án lớn của Chính phủ tại nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển là trở ngại chính cho sự phát triển kinh tế xã hội, đã cướp đi từ ngân sách số tiền khổng lồ mà lẽ ra được dành cho y tế, giáo dục và chống đói nghèo. Nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu giảm ½ số người nghèo đói vào năm 2015 như LHQ đề ra, các Chính phủ cần mạnh tay trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhất là đối với các dự án công cộng”.

 

Theo TI, tham nhũng trên phạm vi toàn cầu từ các dự án quốc gia làm thất thoát khoảng 400 tỷ USD hằng năm.

 

Còn theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tham nhũng chính là trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Nó làm suy yếu nền tảng luật pháp, băng hoại các giá trị truyền thống, bào mòn tài nguyên quốc gia… Trong đó, tầng lớp người nghèo “thấp cổ bé họng” trong xã hội bao giờ cũng “lãnh đủ”  (bởi họ đâu có tiền mà hối lộ, chạy chọt); còn một thiểu số người có thế lực lại có điều kiện làm giàu một cách bất chính. Tham nhũng vì thế làm gia tăng bất công xã hội.

 

Phó Chủ tịch TI, bà Rosa Inés Ospina Robledo cho rằng, các nhà tài trợ quốc tế cũng như Chính phủ phải minh bạch hóa các khoản tài chính, công khai các dự án công cộng nhằm hạn chế tình trạng hối lộ, đút lót; Đồng thời đẩy mạnh quá trình tự do dân chủ, và nhất là, cần có thái độ không khoan nhượng đối với vấn nạn này từ những người đứng đầu Chính phủ.

 

Cuộc chiến trên quy mô toàn cầu

 

Soạn: AM 177321 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Xét xử quan chức tham nhũng tại Trung Quốc.

Tham nhũng ngày nay đã vượt ra khuôn khổ quốc gia và trở thành vấn đề toàn  cầu. Từ Phi sang Á, từ Đông Âu sang Mỹ Latinh, tham nhũng đang là quốc nạn đối với nhiều quốc gia.

 

Trong lúc này, Liên hợp quốc (LHQ) đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Tại cuộc họp của Đại hội đồng LHQ vào giữa tháng 10 vừa qua, Tổng thư ký Kofi Annan khẳng định: Đã có những bước tiến mới kể từ khi Công ước chống tham nhũng của LHQ được ký kết. Nhiều nước đang phát triển đã thực thi cải cách pháp lý, áp dụng các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống lại các tội phạm về kinh tế, tăng cường hợp tác truy tìm nguồn gốc tài sản bất hợp pháp… Cuộc chiến chống tham nhũng hiện đã có sự phối hợp giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới.

 

Tại châu Á, trong lễ nhậm chức ngày 20/10 vừa qua, Tổng thống mới đắc cử Indonesia, ông Susilo Bambang Yudhoyno cho biết, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là tìm cách chặn đứng vấn nạn tham nhũng vốn đang rất nghiêm trọng tại quốc gia Đông Nam Á này. Đây là điều mà người tiền nhiệm Megawati Sukarnoputri không làm được và đã phải trả giá bằng sự bất tín nhiệm của gần 200 triệu dân.

 

Còn tại Trung Quốc, Thái Lan hay Malaysia, cuộc chiến chống tham nhũng cũng đang đi vào giai đoạn rất quyết liệt.

 

(Hoàng Diệu – Tổng hợp)

,
,