,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
522264
Hải cảng: Con sóng đưa Trung Quốc vươn ra thế giới
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Hải cảng: Con sóng đưa Trung Quốc vươn ra thế giới

Cập nhật lúc 10:25, Thứ Ba, 05/10/2004 (GMT+7)
,

Trên bước đường thách thức vị trí siêu cường kinh tế Mỹ, thương mại hàng hải của Trung Quốc đã đạt 700 triệu tấn và đứng ở vị trí số 5 trên thế giới.

Nhằm thâu tóm thêm khối lượng thương mại ngày một tăng, Trung Quốc đang nhanh chóng cải tạo hai cảng lớn của mình: Thâm Quyến dự kiến sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng xuất khẩu với giá rẻ của vùng Nam Trung và Hồng Kông giành cho hàng xuất khẩu cao cấp.

Soạn: AM 160960 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Tàu hàng rời cảng Thâm Quyến.

Thương mại bùng nổ, nhanh chân nâng cấp cảng biển

Giới phân tích cho biết tổng lượng thương mại hàng hải của Trung Quốc (TQ) trong năm nay có thể đạt 700 tỷ USD. Còn theo đánh giá gần đây nhất của phòng ngoại thương thuộc Cục Thống kê Mỹ ở Washington, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu đứng thứ hai trên thế giới, chiếm 12,1% khối lượng hàng hoá nhập khẩu toàn cầu, đứng thứ 5 về xuất khẩu (chiếm 4,4%).

Chính vì thế nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần quốc tế đã nhanh chân thiết lập hoạt động của mình ở Trung Quốc, chuẩn bị để sẵn sàng đón chờ thời điểm thương mại quốc tế và thương mại nội địa ở đây bùng nổ. Giám đốc khu vực của DHL Worldwide Express (một hãng tàu biển quốc tế) nhận định nhu cầu lao động tham gia điều khiển dòng thương mại bên trong Trung Quốc sẽ ngày càng cao hơn. Ông cho biết DHL cũng như các công ty vận tải quốc tế khác đang đăng tin tuyển người trên nhiều phương tiện đại chúng ở Singapore, thu hút những ứng viên tiềm năng sang tiếp nhận những vận hội mới tại Trung Quốc.

Theo Fusion Consulting thì Trung Quốc đại lục sẽ thu hút được lượng hàng hoá trung chuyển lớn.  Hồng Kông với khả năng đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như tốc độ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Trung Quốc hiện đứng thứ 5 trên thế giới về lượng tàu ra vào các cảng trong năm 2002 (78.000 lượt).

Báo cáo tình hình kinh tế gần đây về Pearl River Delta do Fusion Consulting thực hiện dựa trên thông tin phỏng vấn 85 công ty giao nhận hàng hoá, các nhà sản xuất và xuất khẩu, các công ty vận tải và nhiều chuyên gia kinh tế thống nhất cho rằng lượng hàng hoá chung chuyển qua cảng Thâm Quyến sẽ ngày một nhiều hơn trong tương lai và Hồng Kông cũng sẽ là điểm đến của loại hàng hoá đặc biệt, cần bảo quản kỹ.

Hồng Kông, Thâm Quyến - hai con át chủ bài

Soạn: AM 160964 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một góc cảng Hồng Kông

Hồng Kông hy vọng được "thơm lây" do thương mại vùng miền nam Trung Hoa sẽ phát triển bùng nổ khi chiếc cầu nối liền Hồng Kông - Ma Cao - Chu Hai đi vào hoạt động, đặc biệt nếu phí vận chuyển bằng đường bộ trở nên cạnh tranh hơn.

17% số người được hỏi cho rằng họ sẽ chọn cảng Hồng Kông chứ không chọn các cảng khác ở miền nam Trung Quốc nếu phí chuyên chở xe tải giảm tương đương với phí ở cảng Thâm Quyến. Hồng Kông có lợi thế hơn với nhiều đường hàng hải trực tiếp tới Mỹ, châu Âu, chuyển tàu sang Đài Loan và khả năng tiếp nhận hàng hoá đặc biệt, hay cần bảo quản tốt.

Cảng Thâm Quyến không thể sánh với Hồng Kông. Phí cập bến tàu thấp hơn, nhưng kỹ thuật  kém hơn. Năng suất của Thâm Quyến  cũng thấp hơn Hồng Kông. Tuy nhiên gần 88% các công ty được hỏi cho biết chi phí là nhân tố quan trọng hàng đầu hoặc thứ hai quyết định việc chọn cảng nào ở Trung Quốc.

Trên thực tế lượng hàng rời cảng Trung Quốc hiện chủ yếu là đồ điện, điện tử và đồ chơi. Những sản phẩm này cùng với hoá chất, vật liệu xây dựng, đồ gỗ sẽ là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tương lai. Hiện khoảng 60% công ty chủ yếu thuộc miền nam Trung Quốc xuất hơn 1/2 lượng hàng hoá của mình qua cảng Thâm Quyến, chỉ 10% lựa chọn cảng Hồng Kông. Và chính quyền Trung Quốc cũng nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng cảng Thâm Quyến, biến cảng này trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá có thể cạnh tranh trực tiếp với cảng Hồng Kông.

(Cẩm Tú - Theo Asia Times)

,
,