,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
514706
Hàng không giá rẻ ĐNA sẽ "bay cao"?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Hàng không giá rẻ ĐNA sẽ 'bay cao'?

Cập nhật lúc 16:40, Thứ Sáu, 24/09/2004 (GMT+7)
,

Từ lâu, cô Zuwailiah Jamaludin rất muốn đưa mẹ và 3 đứa con du lịch sang Thái Lan nhưng chưa thực hiện được, chủ yếu là do khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, ước muốn của cô đã được toại nguyện vì giá vé của hãng hàng không giá rẻ (low-cost carrier - LCC) AirAsia trên tuyến Johor Bahru – Chiang Mai (2.400km) chỉ là 45USD - chưa đến một nửa so với các hãng khác.

 

Soạn: AM 145469 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Trên một chuyến bay cuả LCC Air Decan (Ấn Độ)

Cũng giống như người phụ nữ Malaysia này, cơ hội được đi máy bay thực sự đang đến với người dân bình thường tại Đông Nam Á (ĐNA), cùng với việc ra đời của hàng loạt LCC tại đây.

 

Nở rộ LCC

 

5 năm trước, cả châu Á chỉ có một LCC duy nhất. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm qua, cả chục LCC được thành lập tại ĐNA, như AirAsia (Malaysia), Thai AirAsia (liên doanh giữa AirAsia với đối tác Thái Lan), Valuair (Singapore), Lion Air (Indonesia), One-Two-Go (Thái Lan), Tiger Airways, Jetstar Asia (bắt đầu bay vào tháng 11/2004), Nok Air (trước tháng 6/2005)... Chưa kể nhiều LCC đã và sẽ ra đời tại các quốc gia khác trong vùng châu Á-TBD như Nhật, Ấn Độ, Úc và sắp tới là Trung Quốc.

  

Giá vé khứ hồi trên một số tuyến:

Bangkok-Kuala Lumpur

  Malaysia Airlines 457USD

  AirAsia 119USD. Tiết kiệm 74%

Singapore-Jakarta

 Singapore Airlines 221USD

 Valuair  134 USD. Tiết kiệm 39%

Bangkok-Phuket

  Thai Airways 134USD

  AirAsia 60USD. Tiết kiệm 55%

Singapore-Hồng Kông

  Singapore Airlines 424USD.

  Valuair 238USD. Tiết kiệm 44%

Ngoài các chuyến bay trong khu vực, các LCC tại ĐNA bắt đầu vươn tới các thị trường xa hơn: Hồng Kông, Macau, Trung Quốc hay Ấn Độ. Vào tháng 8/2004, Singapore đã cho xây mới một sân ga dành riêng cho các LCC tại sân bay Changgi.

 

Theo người sáng lập AirAsia Tony Fernandes, tiềm năng phát triển của các LCC ở châu Á là rất lớn. Thực tế cho đến nay, chỉ có 6% dân số Malaysia, 1% người Indonesia là đã được đi máy bay. Trong khi đó, ĐNA là thị trường rộng lớn (hơn 500 triệu dân), mức sống ngày càng cao, nên nhu cầu đi du lịch cũng như kinh doanh tại đây đang tăng mạnh. Với giá vé máy bay chỉ khoảng 40-60% so với các hãng truyền thống, LCC đã làm cho nhiều khách hàng có thể "quên" đi những chuyến xe buýt chật chội, những chuyến tàu chậm chạp nối các thành phố trong vùng.

 

Việc ra đời LCC cũng làm thay đổi cách nghĩ của nhiều Chính phủ trong khu vực. Thay vì tìm mọi biện pháp nhằm bảo vệ các hãng hàng không quốc gia, các nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore, xa hơn là Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã dần nới lỏng các luật lệ hàng không, tạo động lực cạnh tranh mới trong lĩnh vực này. Thực tế, các LCC góp phần khai thác các sân bay trở nên hiệu quả hơn, cũng như thúc đẩy phát triển lĩnh vực du lịch và kinh doanh. 

 

Cuộc chiến giá vé

Soạn: AM 145471 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Chưa bao giờ cơ hội bay ra nước ngoài dễ như hiện nay tại nhiều quốc gia ĐNA.

 

Việc nhiều LCC cùng tham gia vào thị phần khiến cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực hàng không dân dụng tại ĐNA sôi động hẳn lên. Các hãng hàng không truyền thống lớn (Cathay Pacific, Singapore Airlines, Thai Airways, Malaysia Airlines...), một số chọn giải pháp hạ giá vé để cạnh tranh, số khác cho thành lập các LCC con.

 

Hiện tại, các LCC đang có cuộc chiến giá vé rất "ấn tượng":

- Tiger Airways: 3.500 vé được bán ra cho các tuyến Singapore - Bangkok (15-22/9), Singapore - Hat Yai (22-29/9) và Singapore - Phunket (30/9-6/11) với giá chỉ  1S$ (đô-la Singapore)

- Thai AirAsia: 5.000 vé tuyến  Singapore - Bangkok (15/9-15/10);  0,49S$.

- AirAsia: khoảng 2.000 vé tuyến Kuala Lumpur - Bangkok (15/9-15/10);  0,34S$.

Tuy nhiên, rất khó khăn để sở hữu  một vé giá "bèo" như vậy, vì cùng lúc có hàng triệu lượt truy cập vào mạng mua vé gây nên tình trạng tắc nghẽn.

Dự báo cuộc chiến giá vé còn kéo dài cùng với việc một số LCC mới bắt đầu cất cánh.

Tuy nhiên, với chỉ 2% công suất vận chuyển hành khách như hiện nay, các LCC vẫn chưa thể là  đối thủ thật sự của những hãng truyền thống được. Ngay cả chủ nhân của AirAsia cũng nhận định: các LCC châu Á rất khó đạt được vị thế như các LCC ở thị trường Bắc Mỹ hay châu Âu.

 

Sự thiếu hụt những sân bay hạng hai tại những khu vực xa trung tâm các thành phố lớn khiến LCC khó tránh khỏi tình trạng bị tắc nghẽn (ảnh hưởng đến tần suất bay), và trả phí cao cho các sân bay. Hơn nữa, cạnh tranh chỉ riêng giữa các LCC cũng rất gay gắt. Tại châu Âu hay Bắc Mỹ,  các đường bay thường chỉ do một hoặc hai hãng khai thác. Trong khi ở ĐNA, nhiều đường bay lại "chồng chéo" nhau. Chẳng hạn, tuyến Singapore - Bangkok, 3 LCC (Valuair, Thai AirAsia, Tiger Airways) phải chia sẻ thị phần với cả chục đối thủ khác. Còn tuyến Singapore - Hồng Kông, LCC Valuair phải cạnh tranh sống còn với 7 hãng truyền thống khác.

 

Khi AirAsia xâm nhập vào thị trường Thái Lan, một LCC nước chủ nhà là One-Two-Go đã lập tức hạ giá vé tuyến Bangkok - Chiang Mai xuống chỉ còn 25USD. Thậm chí, hãng này mỗi ngày bỏ ra 3.500USD để mua lại tất cả các vé rẻ của đối thủ.

 

Bên cạnh đó, những LCC tại châu Á cũng gặp nhiều khó khăn do những điều kiện kèm theo trong khi thành lập hãng cũng như việc khai thác các tuyến bay mới. Một yếu tố bất lợi khác của LCC tại đây, là chi phí của các hãng truyền thống ở châu Á thấp hơn khá nhiều so với châu Âu hay Mỹ, vì thế nếu cần thiết, các hãng này dễ dàng hạ giá vé để cạnh tranh.

 

Theo tính toán của Công ty chứng khoán HSBC, chi phí của các LCC châu Á trung bình chỉ thấp hơn 30% so với các hãng truyền thống, trong khi con số này ở châu Âu và Bắc Mỹ là 60%. Ngoài ra, các hãng truyền thống đã có vé hạng nhất và hạng doanh nhân, nên có thể giảm giá trên hạng vé bình dân. Chẳng hạn, khi Valuair bán vé khứ hồi tuyến Singapore - Hồng Kông 176USD, cả Cathay Pacific và Singapore Airlines đều đã hạ giá vé xuống thấp hơn mức này.

 

  •  Hoàng Diệu - Tổng hợp
,
,