,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
502334
Hoa Kỳ không nên đổ lỗi cho tôm nhập khẩu
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Hoa Kỳ không nên đổ lỗi cho tôm nhập khẩu

Cập nhật lúc 11:00, Thứ Bảy, 21/08/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Báo cáo của Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ (NMFS), công bố hôm 19/8, cho rằng, tăng cường tiếp thị, giảm lượng tàu khai thác sẽ giúp ngành tôm Mỹ tồn tại tốt trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Để phục hồi, ngành này cần một cuộc tái cơ cấu sâu sắc, chứ không phải là bảo hộ thương mại hay trợ cấp ồ ạt.

Chính ngư dân đánh bắt tôm Mỹ đang nhận được sự trợ cấp từ Chính phủ Hoa Kỳ.

Báo cáo dài 500 trang của NMFS mang tên "Các vấn đề của ngành công nghiệp tôm và những lựa chọn", cho thấy, ngành tôm Mỹ đã chứng kiến việc giá tôm sụt giảm 27% ở vùng Vịnh Mexico, 24% ở các bang miền Nam bên bờ Đại Tây Dương trong giai đoạn 1997-2002. Đây cũng là thời điểm nhập khẩu tôm vào Mỹ tăng 300%. Ngoài ra, giá nhiên liệu - vốn chiếm 1/4 chi phí hoạt động của các ngư dân khai thác tôm Mỹ - đã không ngừng tăng từ năm 2002.

 

Nhờ có hàng nhập khẩu chất lượng cao, giá rẻ, tôm đã đã trở thành sản phẩm thủy sản phổ biến nhất tại Mỹ. Song, báo cáo cũng nhận xét, chính những yếu kém vốn có của ngành tôm Mỹ đã hạn chế các ngư dân nội địa khai thác các yếu tố thuận lợi từ việc nhu cầu tiêu thụ tăng, và dẫn họ đến việc kiếm tìm các biện pháp bảo hộ thương mại và trông đợi vào trợ cấp của Chính phủ. Hiện ngành đánh bắt tôm Mỹ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng, như chi phí cao, tiếp thị sản phẩm kém hiệu quả, quá nhiều tàu hoạt động đánh bắt... trong khi nguồn tôm ngày một cạn.

 

Cắt giảm số lượng tàu, đưa các ngư dân vào các tổ chức hội là một biện pháp được xem là khả thi nhằm đảm bảo tính bền vững về tài chính cho ngành khai thác tôm Mỹ. Ngoài ra, theo bản báo cáo, chỉ cần đánh thuế 1 cent/1 pound tôm cập cảng là đủ tiền để phát động một chương trình tiếp thị đối với tôm nội địa.

 

Ngay sau khi có bản báo cáo của NMFS, ông Stevens - Chủ tịch Hiệp hội Phân phối Thuỷ sản Mỹ (ASDA) nói, thật dễ hiểu khi Liên minh Tôm miền Nam (SSA) ra tuyên bố chỉ trích báo cáo khi nó được công khai. Những kết luận này sẽ khiến SSA bị đuối lý trong vụ kiện chống bán phá giá. Ngay bản thân Chính phủ Mỹ cũng kết luận là không có bằng chứng xác đáng để những người đánh bắt tôm đòi hỏi thêm trợ cấp hay bảo hộ thương mại; đồng thời, khẳng định đóng cửa thị trường đối với tôm nước ngoài không thể giải quyết được khó khăn của ngành đánh bắt tôm nội địa.

Cùng ngày, "Nhóm Đặc trách Tôm" CITAC/ASDA đã hoan nghênh NMFS công bố kết quả nghiên cứu được chờ đợi từ lâu. Chủ tịch Wally Stevens cho rằng, báo cáo của NMFS là bằng chứng cho thấy ngành đánh bắt tôm nội địa cần chấm dứt việc viện dẫn lý lẽ thiếu hợp lý và cần nỗ lực tự cứu họ.

Theo ông Stevens, năm ngoái, Chính phủ liên bang đã trợ cấp 35 triệu USD cho ngư dân đánh bắt tôm dưới hình thức "hỗ trợ thảm họa". Một phần của khoản trợ cấp sau đó đã được dùng làm chi phí cho vụ kiện chống bán phá giá mà SSA khởi xướng. Đầu năm nay, chính quyền bang Lousiana đã chi 350.000USD để trả chi phí cho vụ kiện. Ngay tuần trước, quan chức bang này đã công khai hối thúc ngư dân đánh bắt tôm nộp đơn xin trợ cấp, dưới hình thức của "Tu chính án Byrd".

SSA còn được cho là đã nhận 1,3 triệu USD từ ngành công nghiệp tôm Mexico, đổi lại việc Mexico được gạt khỏi danh sách bị đơn. Trong khi đó, SSA lại đưa ra lý lẽ khởi kiện là vì các công ty xuất khẩu tôm bị đơn trong vụ kiện đã được trợ giá của Chính phủ nước họ.

  • H.Phương

,
,