,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
496230
DOC sang điều tra các DN tôm Ấn Độ
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

DOC sang điều tra các DN tôm Ấn Độ

Cập nhật lúc 17:22, Thứ Sáu, 06/08/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Đoàn quan chức Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đang có mặt tại Ấn Độ để thẩm tra các công ty sản xuất và xuất khẩu tôm nước này, mà DOC cho rằng đã bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ. Phái đoàn này cũng sẽ xác minh lại sổ sách, chứng từ kế toán thực tiễn của các công ty Ấn Độ.

Ấn Độ hiện đang xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật và EU.

Theo dự kiến, DOC sẽ sang thẩm tra tại các DN sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam vào 25/8-10/9, tiếp đó là Trung Quốc.

Ông Sandu Joseph, Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI), cho biết, trong những ngày này, DOC đang cố gắng xem xét để đưa ra quyết định về việc tôm từ 6 nước xuất khẩu, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Ecuador, Thái Lan, Brazil và Việt Nam, có bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ hay không. Trước đó, DOC đã công bố quyết định sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước, và các DN Ấn Độ phải chịu mức thuế sơ bộ từ 3,56% đến 27,49%. Công ty Hindustan Lever Limited của nước này còn bị DOC kết luận là có đủ bằng chứng cho thấy có tồn tại tình trạng khẩn cấp.

Chuyến đi của các quan chức DOC là một phần trong quá trình điều tra vụ kiện. "Chúng tôi tin rằng sẽ thắng trong cuộc đấu pháp lý với Mỹ. Chúng tôi sẽ chứng minh để Hoa Kỳ thấy các DN Ấn Độ không hề bán phá giá vào thị trường này", ông Joseph nói. Chủ tịch cơ quan Phát triển Thuỷ sản (MPEDA) và Chủ tịch SEAI cho biết, từ nay đến khi DOC ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện vào 16/12, họ sẽ tích cực đấu tranh để đưa mức thuế giảm đến mức bằng không đối với tôm xuất khẩu của Ấn Độ.

Hãng luật đại diện của Ấn Độ trong vụ kiện tôm - Garvey Schubert Barer (Mỹ) - cũng tuyên bố, các mức thuế mà DOC áp đặt theo cáo buộc bán phá giá là không chính xác. SEAI cho rằng, DOC đã tính toán các mức thuế theo những phương pháp và cách thức chỉ có duy nhất trong luật chống bán phá giá của Mỹ.

Mặc dù phán quyết của DOC áp đặt mức thuế sơ bộ trung bình 14,2% tạo một trở lực lớn đối với ngành tôm Ấn Độ, song, một vài nguồn tin nhận định, Ấn Độ vẫn có thể trụ vững và tự bù đắp những thiệt hại do mức thuế này gây ra, bằng việc tăng cường xuất khẩu mặt hàng tôm tại EU và Nhật Bản. Đồng thời, so với Việt Nam, mức thuế sơ bộ của các DN Ấn Độ thấp hơn, nên có thể xuất khẩu của Ấn Độ sẽ không bị giảm sút.

Tuy nhiên, ông này cũng cho biết, từ khi DOC khởi kiện chống bán phá giá tôm và cuộc điều tra bắt đầu, việc xuất khẩu tôm sang Mỹ của Ấn Độ gần như bị ngưng trệ. Xuất khẩu thuỷ sản của nước này trong năm tài chính 2003-2004 bị sụt giảm 11,83% về lượng, 11,5% về giá trị so với giai đoạn 2002-2003; trong đó, riêng thị trường Mỹ giảm tới 14% về lượng và khoảng 18% về giá trị. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản cũng giảm 8,9% về lượng và 24,2% về giá trị.

Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Ấn Độ, sau đó là EU và Nhật Bản, với khoảng 360 triệu USD/năm. Trước đó, năm 2003, Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ khoảng 403 triệu USD tôm, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của nước này, còn thị trường EU và Nhật Bản lần lượt chiếm 26% và 22%.

Các công ty Ấn Độ  Mức thuế

Hindustan Lever Limited (HLL)

27,49%

Devi Sea Foods Ltd. (Devi)

3,56%

Nekkanti Seafoods Limited (Nekkanti)

9,16%

Các công ty khác

14,20%

  • H.Phương (tổng hợp)

,
,