,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
494194
DOC sẽ xem xét lại mức thuế đối với Brazil
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

DOC sẽ xem xét lại mức thuế đối với Brazil

Cập nhật lúc 16:43, Thứ Sáu, 30/07/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngay sau khi đưa ra phán quyết sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ 4 quốc gia còn lại, James Jochum, trợ lý Cơ quan Nhập khẩu của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thừa nhận, có thể Bộ này đã không đúng trong việc tính toán mức thuế sơ bộ quá cao đối với Brazil.

DN xuất khẩu tôm Brazil đang phải chịu mức thuế trung bình 36,91%.

Ông James Jochum cho biết, đây mới chỉ là thuế sơ bộ, và chắc chắn con số này sẽ thay đổi trong quyết định cuối cùng.

Số liệu mà DOC cho rằng chưa đúng, là mức thuế trung bình áp với các DN xuất khẩu tôm của Brazil. Thông thường, mức thuế này được tính trên bình quân thuế của các DN là bị đơn bắt buộc. Trường hợp của Brazil, mức thuế sơ bộ đối với các DN lần lượt là 0%, 8,41% và 67,8%. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tính mức thuế trung bình áp cho các DN còn lại lên tới 36,91%, song thực tế chỉ vào khoảng trên dưới 25%.

Theo ông James Jochum, con số này là quá cao, trong khi chỉ duy nhất công ty Norte Pesca S.A. phải chịu mức thuế 67,8%. Nguyên nhân là do công ty này không cung cấp đủ thông tin cho DOC, và kết quả là họ phải gánh chịu mức thuế bất lợi nhất. Ông này cũng cho rằng, đó không phải là cách tính của Bộ Thương mại Mỹ nhằm cố tình áp mức thuế cao đối với các DN còn lại của Brazil, và kiến nghị DOC thẩm tra lại mức thuế này.

Trong khi đó, Chính phủ Indonesia lại tiếp tục thúc đẩy kế hoạch hạn chế tôm nhập khẩu. Hôm qua (29/7), Bộ Công nghiệp - Thương mại Indonesia (MIT) đã tiết lộ một số thông tin liên quan đến các đề xuất nhằm thắt chặt các qui định nhập khẩu tôm, nhất là từ các nước bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Những biện pháp này tập trung vào việc hạn chế lượng tôm nhập khẩu từ các nhà chế biến, và yêu cầu các nhà nhập khẩu phải có chứng nhận xuất xứ tôm. Trước đó, Hiệp hội Khai thác thuỷ sản Indonesia (Gappindo) ra sức kêu ca về hiện tượng gia tăng lượng tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ... vào nước này, và cho rằng, thuế chống bán phá giá của Mỹ đã biến Indonesia thành điểm trung chuyển tôm xuất khẩu từ các nước sang Mỹ. Indonesia lo ngại, nếu tình hình này cứ tiếp diễn, có thể Mỹ sẽ áp đặt thuế trừng phạt lên cả nước họ.

Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Hàng hải Indonesia, ông Rokhmin Dahuri, người từng đề nghị tạm thời cấm nhập khẩu tôm từ năm 2005, đã lên tiếng ủng hộ các đề xuất của MIT. Ông Rokhmin cho rằng, tôm muốn nhập khẩu vào Indonesia để tái xuất phải qua công đoạn chế biến thêm ở nước này nhằm gia tăng giá trị.

Số liệu của MIT cho thấy, năm ngoái Indonesia nhập khẩu 2.621 tấn tôm, chỉ bằng 0,55% tổng sản lượng tôm của nước này (478.847 tấn). Nhưng nửa đầu năm nay, lượng tôm nhập khẩu bắt đầu gia tăng, đạt 2.600 tấn. Trong khi đó, xuất khẩu tôm của Indonesia sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay đạt tới 10.203 tấn, trong khi bình quân các năm trước chỉ 17.546 tấn.

  • H.Phương

,
,