,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
458682
Vụ kiện tôm: Trung Quốc đề nghị DOC công bằng
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Vụ kiện tôm: Trung Quốc đề nghị DOC công bằng

Cập nhật lúc 16:07, Thứ Hai, 12/07/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Chong Quan, cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên tới 112% đối với tôm nhập khẩu nước này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành tôm nội địa, và đề nghị Washington đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc.

Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.

Ông Chong Quan nói, quyết định sơ bộ của Hoa Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá ở mức cao đối với hầu hết các công ty tham gia vụ kiện sẽ nguy hại nghiêm trọng đến xuất khẩu tôm của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, và làm dấy lên mối quan ngại sâu sắc trong Chính phủ Trung Quốc. Theo phán quyết sơ bộ của DOC, tôm nhập khẩu từ Trung Quốc đã bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, và biên độ thuế trừng phạt đối với các DN nước này là từ 7,78% tới 112,81%.

Ông Chong cho biết,
ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ hiện không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, và việc nhập khẩu tôm từ nước ngoài là nằm trong lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Đây là một thực tế mà Hoa Kỳ cần phải chấp nhận. Theo số liệu từ Hải quan Mỹ, năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu 169,45 triệu pound tôm, đạt 419 triệu USD vào thị trường Hoa Kỳ so với 105,95 triệu pound, trị giá 285,3 triệu USD trong năm 2002.

Sáng nay (12/7), ông Zhang Qiyue, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ mối quan ngại của Chính phủ nước này và đề nghị Hoa Kỳ giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc một cách “bình tĩnh” hơn, kể cả trong vụ kiện tôm. Ông Zhang nói, điều quan trọng là Hoa Kỳ phải giải quyết các xung đột và các vấn đề một cách bình tĩnh để duy trì và đảm bảo mối quan hệ kinh tế và thương mại vững mạnh giữa hai nước.

Trước đó, Liên minh Công nghiệp tôm Trung Quốc, một tổ chức đặc biệt được thành lập để xử lý vụ kiện tôm, cũng nhấn mạnh, các nhà sản xuất tôm Trung Quốc sở dĩ có thể bán với giá thấp hơn so với các nhà sản xuất tôm Hoa Kỳ là do họ đã đầu tư công nghệ hiện đại trong nông trường của họ và có chi phí lao động thấp. Xuất khẩu tôm là nguồn thu nhập chính của những người dân đánh bắt vùng ven biển và họ sẽ rất kho khăn khi thuế chống bán phá giá được áp dụng.

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ, ông James Jochum, vụ kiện tôm trị giá 2,3 tỷ USD là một trong 3 vụ kiện lớn nhất từ trước đến nay xét về tính chất phức tạp và giá trị mà DOC từng điều tra. Trong 6 tháng qua, DOC đã điều tra 4 nhà xuất khẩu tôm lớn ở mỗi nước (Trung Quốc và Việt Nam) để xây dựng cơ sở cho phán quyết sơ bộ của mình. Các công ty sản xuất, xuất khẩu tôm khác, không nằm trong diện điều tra bắt buộc, được DOC chia thành hai bậc thuế. 4 công ty Trung Quốc bị điều tra chiếm tới 43% lượng tôm xuất khẩu của nước này sang Mỹ, sẽ chịu mức thuế từ 0-98%. Nhóm thứ hai gồm 21 công ty, chiếm 36% lượng tôm xuất khẩu, bị áp thuế 49%; nhóm các công ty còn lại sẽ bị áp thuế 112%.

 

Theo ông James, 2/4 công ty xuất khẩu lớn của Trung Quốc bị DOC điều tra sẽ chỉ phải chịu mức thuế 0-7,67% do họ là những nhà xuất khẩu có mối liên kết dọc trong sản xuất, có các trại nuôi riêng. Hai công ty còn lại, không có trại nuôi riêng mà thu mua tôm từ các ngư dân, sẽ phải chịu mức thuế sơ bộ từ 90-98%.

  • H.Phương

,
,