,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
429248
Dầu lại sôi!
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Dầu lại sôi!

Cập nhật lúc 15:56, Thứ Ba, 25/05/2004 (GMT+7)
,

Cuối ngày hôm qua (24/5), giá dầu lại leo lên 41,72 USD/thùng do thương nhân nghi ngờ  cam kết sẽ ngay lập tức tăng sản lượng của Saudi Arabia, và do các thành viên OPEC khác từ chối chính thức nâng định mức sản lượng.

Dầu khí, nhiên liệu cho guồng máy kinh tế thế giới.

Vào chủ nhật 23/5, giá dầu thô tại New York đã hạ xuống còn 39,48 USD/thùng, nhưng cuối ngày 24/5, dầu thô nhẹ giao vào tháng 7 lại lên tới 41,72 USD/thùng, cao hơn mức 41,55 USD/thùng hồi đầu tuần trước. Giá xăng kỳ hạn cũng tăng 4,1 cent và dừng lại ở 1,4578 USD/gallon.

Giá xăng trên toàn nước Mỹ đồng loạt tăng 4,7 cent, lên 2,064 USD/gallon, trong khi chỉ còn một tháng nữa nước này sẽ bước vào mùa lái xe đi du lịch. Tuy nhiên, giá xăng, dầu vẫn chưa cao tới mức cách đây hơn 20 năm, thời điểm xảy ra khủng hoảng dầu mỏ. Nhưng dù sao đi nữa, giá nhiên liệu tăng vọt cũng là mối đe dọa thường trực tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu, móc ví người tiêu dùng, và tăng thêm gánh nặng chi phí cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

Saudi Arabia, nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới, cuối tuần trước tuyên bố sẽ nâng sản lượng lên 9 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 6, nhằm hạ nhiệt giá dầu. Theo họ, giá dầu tăng cao hơn nữa về lâu dài chỉ có hại mà thôi.

Saudi Arabia còn cho biết, họ sẽ tự mình tung ra thị trường thêm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày để giữ tốc độ tăng trưởng hiện thời của kinh tế thế giới. Trong khi đó, OPEC không tán đồng đề nghị nâng định mức sản lượng của Saudi Arabia, khi tổ chức này nhóm họp bất thường ở Amsterdam hôm qua.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, OPEC sẽ thống nhất tăng sản lượng vào 3/6 tới ở Beirut. Seth Kleinman, một chuyên gia phân tích thuộc PFC Energy tại Washington dự đoán, các thành viên OPEC rất có thể tăng sản lượng, do Saudi Arabia dường như đơn phương nỗ lực chữa cháy, giảm nhiệt giá dầu. Kleinman nói: "Cuối cùng họ sẽ chấp thuận, nếu không sẽ tự biến mình thành người thừa".

Định mức sản lượng của OPEC hiện giờ là 23,5 triệu thùng/ngày, nhưng trên thực tế người ta ước chừng họ phải sản xuất dư thêm đến 2,3 triệu thùng. Nếu chính thức nâng định mức sản lượng, các nước OPEC như Kuwait, United Arab Emirates, Saudi Arabia bản thân đã sản xuất vượt quá quy định có thể sẽ khai thác dôi ra nhiều hơn nữa.

Các nhà phân tích nhận định, quan hệ cung cầu xăng dầu hiện nay không tồi tệ như mức mà giá cả hai mặt hàng này thể hiện. Nhưng cộng hợp các yếu tố như công suất lọc dầu hạn chế của Mỹ, nhu cầu từ Trung Quốc vô cùng lớn, tâm lý lo ngại các vụ tấn công khủng bố có thể đột ngột cắt nguồn cung, làm thương nhân cũng như các nhà đầu cơ đẩy giá lên cao.

Lawrence Goldstein, Chủ tịch Viện nghiên cứu Xăng dầu ở New York nhận xét: "Chúng tôi cho rằng, với mức cung hiện tại, giá cả sẽ chỉ dao động ở khoảng trên 30 USD/thùng". Tương tự, theo lời phát biểu của Bộ trưởng Dầu lửa Saudi Arabia hôm thứ hai tại một hội nghị về năng lượng ở Amsterdam, thì giá dầu ở Mỹ nằm trong khoảng 30-34 USD/thùng mới hợp lý.  Tuy nhiên, ông nói thêm, OPEC không có ý định thay đổi mức giá mà tổ chức này mong muốn đạt được là 22-28 USD/thùng.

Giới thương nhân cho biết, sở dĩ giá năng lượng kỳ hạn cuối ngày 24/5 tăng trở lại mức trên 40 USD/thùng, do có thông tin rằng một đường ống dẫn dầu ở Vịnh Mexico gặp sự cố, và có thể cắt đường 150.000 thùng dầu và 170 triệu mét khối khí chảy vào thị trường. Theo ông Ed Silliere thuộc Energy Merchant LLC ở New York, thì sự cố đường ống dẫn dầu như chất xúc tác, kích thích giới đầu cơ điên cuồng mua dầu bằng mọi giá.

(Cẩm Tú - Theo AP)

,
,