,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
25185
''Hãy dùng dầu lửa làm vũ khí chống chiến tranh''
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad:

''Hãy dùng dầu lửa làm vũ khí chống chiến tranh''

Cập nhật lúc 09:49, Thứ Năm, 27/02/2003 (GMT+7)
,

''Các nước hồi giáo đang thảo luận và có thể sử dụng các giếng dầu để mặc cả với Mỹ, nhằm tránh xảy ra cuộc chiến tranh đẫm máu tại Iraq''. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tuyên bố như vậy trong Hội nghị các lãnh đạo hồi giáo tại Kuala Lumpur hôm qua. 

Tổng thống Malaysia Mahathir Mohamad.

Các nước sản xuất dầu lửa hồi giáo đang thảo luận chiến lược này nhằm gây áp lực đối với phương Tây trong cuộc khủng hoảng Iraq. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đưa ra những biện pháp cụ thể.

Malaysia đang giữ chức Chủ tịch Tổ chức hội nghị Hồi giáo (OIC), kiêm Chủ tịch Phong trào không liên kết NAM. Cả hai hội nghị này đều được tổ chức ở Kuala Lumpur trong tuần vừa qua nhằm ngăn chặn chiến tranh ở Trung Đông.

Tham dự OIC gồm 49 nước, trong đó có gần 20 nước xuất khẩu dầu lửa lớn. Tất cả nguyên thủ quốc gia đều bày tỏ sự phản đối kế hoạch đơn phương gây chiến tranh với Iraq của Mỹ và Anh nếu Baghdad không phá huỷ các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Lập trường này cũng được các thành viên NAM chia sẻ. Giống như OIC, NAM cũng kêu gọi Iraq hợp tác đầy đủ với LHQ.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Mahathir đề xuất việc sử dụng dầu lửa làm vũ khí để bảo vệ quyền lợi của nhân dân các nước Hồi giáo. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu lửa chính, gồm Ảrập Xêút, đều phớt lờ lời kêu gọi này.

Lần cuối cùng các nước xuất khẩu dầu sử dụng dầu lửa để gây áp lực chính trị đối với phương Tây vào những năm đầu thập kỷ 1970, khi các nhà xuất khẩu dầu lửa Ảrập ''cấm vận'' phương Tây vì những nước này đã ủng hộ Israel.

Động thái ấy đã đẩy giá dầu thế giới tăng vọt và gây ra cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái kinh tế năm 1930. Tuy nhiên, hành động đó cũng tạo điều kiện cho các nước khác nâng sản lượng khai thác và giảm đáng kể thu nhập của các quốc gia Ảrập.

Theo một nguồn tin khác, giá dầu hôm qua tại thị trường Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 sau khi Chính phủ thừa nhận rằng trữ lượng xăng dầu sưởi ấm trong mùa đông giảm mạnh.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu nhập khẩu trong tuần kết thúc vào ngày 21/2 chỉ đạt 36,1 triệu thùng so với bình thường 3,9 triệu thùng. Lượng dầu dự trữ giảm tới mức báo động 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, khí hậu lạnh giá vẫn đang hoành hành ở vùng Đông Bắc.

Giá dầu tại thị trường New York có lúc được giao dịch ở mức 37,93 USD/thùng và chỉ thấp hơn 3,21 USD/thùng so với thời điểm tháng 10/1990, trước khi giảm xuống 37,70 USD/thùng, tăng 1,64 USD/thùng.

Giá dầu brent cũng đứng ở mức 33,07 USD/thùng, tăng 75 xu.

(Thế Hưng - Theo CNN, Reuters)

,
,