,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
15350
Thâm thủng ngân sách và rủi ro kinh tế
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Thâm thủng ngân sách và rủi ro kinh tế

Cập nhật lúc 07:57, Thứ Tư, 22/01/2003 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Khi chính phủ các nước trên thế giới đang tăng các khoản vay nợ để có tiền hỗ trợ những nền kinh tế đang sa lầy của họ, không ít người trong giới đầu tư cho biết: hiện tại họ không bị chi phối bởi các rủi ro dài hạn về tốc độ phát triển kinh tế và lãi suất. 

 

 

Nếu Tổng thống Bush thực hiện việc cắt giảm thuế, mức thâm thủng ngân sách của Chính phủ Mỹ trong năm nay có thể đạt tới 300 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Đức và Pháp đã vi phạm hạn mức thâm thủng ngân sách quy định bởi Liên minh châu Âu. Chỉ tiêu phát hành trái phiếu trong năm nay của Chính phủ Nhật cũng đạt mức cao kỷ lục.  

Tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế sẽ làm tăng các khoản nợ của Chính phủ, làm giảm các khoản tín dụng cung cấp cho các công ty. Khi nguồn cung trái phiếu tăng, lãi suất cũng sẽ tăng và gây nguy hại đến phát triển kinh tế. Đối với nhiều nhà phân tích, rủi ro này đã bị thổi phồng quá mức và họ cho rằng cắt giảm thuế và tăng chi tiêu sẽ có ích rất nhiều cho nền kinh tế đang bị suy thoái ngay cả khi động thái này làm tăng thâm thủng ngân sách.  

Nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng 2,8% so với mức dự kiến 2,5% của năm 2002 và mức 4% trong giai đoạn 1996-2000. Kế hoạch hỗ trợ kinh tế trị giá 674 tỷ USD của ông Bush nhằm khuyến khích người tiêu dùng và các công ty tăng chi tiêu sẽ đẩy thâm thủng lên mức từ 2 đến 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ. Chính phủ Mỹ đã có mức thặng dư ngân sách trong 4 năm trước khi bị thâm thủng vào năm 2002 với mức 158,5 tỷ USD. Theo cuộc khảo sát từ  ngày 3 đến ngày 5/1 do các hãng tin CNN, USA Today và Viện Gallup tiến hành thì những người trả lời cho rằng mức độ quan trọng của thâm thủng ngân sách chỉ đứng ở thứ 11 dưới nạn khủng bố, kinh tế, Iraq và trên vấn đề thuế, môi trường.

Nền kinh tế Nhật Bản sẽ phát triển với tốc độ 0,6% trong năm tài chính bắt đầu vào ngày 1/4 sắp tới. Việc phát hành trái phiếu kỷ lục trong năm nay sẽ đưa tổng số nợ chính phủ của nước này lên mức 705 nghìn tỷ yên vào tháng 3/2003, tương đương 141% GDP. Bộ Tài chính Nhật Bản dự báo mức thâm thủng ngân sách của nước này trong năm nay sẽ đạt mức 7,7% GDP.  

Trong năm 2002 nền kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 năm qua và có lẽ sẽ chỉ phát triển với tốc độ dưới 1% trong năm 2003. Thủ tướng Gerhard Schroeder đang tăng thuế và cắt giảm chi tiêu nhằm nỗ lực đưa mức thâm thủng trong năm 2003 xuống dưới mức 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu. Khi số lượng người thất nghiệp đang ở mức cao nhất trong 4 năm qua, 4.2 triệu người, nhiều nhà đầu tư cho rằng Thủ tướng Schroeder nên làm theo ông Bush và tập trung hơn vào các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế. Ông Angus Sibley, một nhà đầu tư ở London phát biểu: "Về nguyên tắc cắt giảm thâm thủng là việc làm tốt, nhưng bạn phải chọn thời điểm thích hợp. Khi có tới 4 triệu người thất nghiệp, bạn không nên làm cho mọi người lo lắng về sự suy thoái".  

Nhiều nhà phân tích vẫn đang tranh cãi về những tác động làm tăng lãi suất đi vay khi chính phủ các nước tăng các khoản vay nợ của họ. Khi chính phủ tăng số lượng nợ của họ thì lãi suất đi vay sẽ tăng lên do nhu cầu vay tăng, nó cũng sẽ đẩy lãi suất đi vay của các công ty lên theo và làm cho họ khó vay tiền hơn. Điều này sẽ làm giảm đầu tư mới của các công ty, tăng số người thất nghiệp và làm nền kinh tế phát triển chậm lại hoặc có thể rơi vào suy thoái.  

Ở Mỹ những người mua nhà trả góp thường phải trả lãi theo lãi suất trái phiếu. Nhiều nhà kinh tế cho rằng: về lâu dài, mức thâm thủng ngân sách tăng có thể làm chi tiêu của người tiêu dùng giảm do họ phải dành nhiều tiền hơn để trả nợ mua nhà.  

Nhưng cũng có người nói không có bằng chứng về sự liên hệ giữa việc tăng các khoản nợ của chính phủ với việc tăng lãi suất đi vay. Năm 2001 khi Mỹ có mức thặng dư là 1,3% GDP thì mức lãi vay của loại trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm là 5,051%. Năm 2002 khi Mỹ bị thâm thủng 1,5% GDP thì mức lãi suất trên chỉ có 3,816%

Tại các nước châu Âu, quy định về ngân sách không cho phép các nước này tăng chi tiêu với mức thâm thủng hiện tại của họ. Liên minh châu Âu quy định các nước thành viên của mình chỉ được thâm thủng ngân sách dưới 3% GDP. Cuộc họp các Bộ trưởng của 12 nước EU trong ngày hôm nay tại Brussels sẽ gia tăng sức ép đối với Đức, Pháp, Italia trong việc cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để giảm bớt thâm thủng ngân sách của 3 nước này.  

Ông Ernst Welteke - một thành viên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát biểu: "Khi tăng các khoản vay của chính phủ, một mặt bạn được lợi, nhưng mặt khác bạn cũng bị tổn hại do lãi suất dài hạn tăng. Một mình chính sách tiền tệ không thể đảm bảo sự ổn định giá". 

Cũng có những nguy hiểm về sự phụ thuộc quá nhiều vào các khoản ngân sách sách bổ sung để chính phủ các nước có thể hỗ trợ nền kinh tế của họ, làm cho họ không thể giảm thâm thủng ngân sách khi tốc độ phát triển kinh tế tăng lên. Trong và sau thời kỳ khủng hoảng tài chính vào năm 1997, các nước và vùng lãnh thổ châu Á gồm Philippines, Hongkong và Thái Lan đã tận dụng các khoản thặng dư ngân sách để tăng chi tiêu. Nền kinh tế của tất cả các thị trường này đã mạnh hơn nhiều so với trước khi khủng hoảng.  

Nhưng không phải cứ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu là có thể thúc đẩy kinh tế phát triển. Kế hoạch chi tiêu công cộng trị giá 100.000 tỷ yên của Chính phủ Nhật Bản từ năm 1992 đã không thể tăng tốc độ phát kinh tế của nước này lên 1%. Sai lầm của Nhật Bản là họ đã tập trung quá nhiều vào các khoản chi làm cầu và đường. Giờ đây ngân sách của Nhật Bản sẽ có thể bị sụp đổ nếu họ không tăng thuế.  

Hiện tại, vấn đề tài chính của chính phủ không phải vấn đề lo lắng lắm của cử tri Mỹ. Bà Mary Jokeffer, một giáo viên ở Rockford, bang Illinois cho rằng vấn đề thâm thủng ngân sách của Chính phủ không nằm trong danh mục những vấn đề lo lắng của bà, vốn bao gồm khả năng xảy ra chiến tranh ở Iraq và tình trạng nền kinh tế Mỹ. Bà cũng cho rằng tăng chi tiêu sẽ có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ.

  • Phan Trần Trí Đức

,
,