''Tạo cho du khách cảm giác như đang ở nhà''
09:57' 09/08/2003 (GMT+7)
Sau SARS, khách du lịch quốc tế đã quay trở lại Việt Nam nhiều hơn

Ông Maurice Berja, Tổng giám đốc Air France tại Việt Nam, là người theo dõi rất kỹ các hoạt động du lịch của VN, và luôn xem mình như người trong cuộc. Mới đây, ông đã có cuộc trao đổi với báo giới về các biện pháp nhằm thu hút khách quốc tế trở lại Việt Nam.

- Du lịch Việt Nam đang dần vượt qua một giai đoạn khá sinh tử và nhiều người trong ngành đã hạ giá sản phẩm để thu hút khách. Ông có cho đây là một chiến lược tốt?

- Hạ giá có lẽ chỉ là một phản ứng nhanh nhằm nói cho khách hàng biết: Đấy, quý vị thấy không, chúng tôi đang cố gắng làm cái gì đó. Nhưng theo tôi, chúng ta cần hỗ trợ cho nỗ lực đó bằng những hành động có chiều sâu hơn.

- Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

- Đối với dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) chẳng hạn, chúng ta cần phải tiếp tục tạo sự an tâm đối với khách du lịch, phục hồi sự tin cậy của họ đối với các tour đi Việt Nam. Chúng ta phải thông tin cho họ biết về những gì đã được làm để xoá sổ SARS và chúng ta đang sử dụng tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn dịch bệnh này quay lại.

- Có phải ông cho rằng chúng ta đã không nỗ lực về những thông tin tuyên truyền?

- Không phải như vậy nhưng chúng ta buộc phải duy trì các nỗ lực thông tin trên các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam. Vì rằng các phương tiện truyền thông đại chúng châu Âu đã phổ biến một lượng tin tức khá lớn về SARS. Trong nhiều trường hợp, những tin này không được cân nhắc, không được công bằng; và chúng ta đã tạo ra hiện tượng ''sợ đi châu Á'' nói chung. Trong thực tế, tình hình ở Việt Nam - tất cả chúng ta đều biết rõ, không đến nỗi tệ hại.

- Ngoài ra, theo ông, cần có những biện pháp chiều sâu nào khác?

- Việt Nam là một đất nước tuyệt vời. Có nhiều nơi rất đẹp mà du khách cần khám phá. Và chúng ta phải nhấn mạnh đến điều đó, không phải chỉ trong một chương trình kéo dài hai năm, mà phải cả 10 năm.

Phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo cho khách du lịch nước ngoài có cảm giác như đang ở nhà. Và mọi người phải chia sẻ điều này từ người làm việc trong sân bay cho đến các cá nhân tham gia vào các công đoạn khác nhau của sản phẩm du lịch. Cần phải đào tạo họ tốt hơn nữa. Phải giải thích kỹ cho họ sở thích của du khách.

- Air France đã hỗ trợ cho việc tổ chức một chuyến đên Việt Nam cho một số nhà tổ chức du lịch châu Âu. Thực chất của việc làm này là gì?

- Mục đích của chuyến đi từ ngày 9 đến 16/7 vừa qua là nhằm giúp các hãng du lịch châu Âu chuyên về châu Á có cái nhìn từ bên trong về Việt Nam như là một địa điểm an toàn. Thứ đến, là cho họ biết rằng chúng ta đã có những cơ sở hạ tầng đón khách (khách sạn, phòng họp...) tiêu chuẩn cao có thể phục vụ khách và làm cho họ quay lại Việt Nam.

(Theo TBKTSG)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
DN nào được sử dụng quỹ hỗ trợ lao động dôi dư? (08/08/2003)
Rắc rồi quanh việc Pepsi từ chối trả thưởng khách hàng (06/08/2003)
"Cơ sở hạ tầng thông tin đã sẵn sàng cho SEA Games 22" (06/08/2003)
Lever VN phát động chiến dịch OMO - áo trắng tặng học sinh nghèo (05/08/2003)
Sẽ có điện thoại di động ''made in Vietnam'' đầu năm 2004 (04/08/2003)
Metro Hà Nội quá tải trong ngày đầu mở cửa (01/08/2003)
Khách sạn Hilton kín phòng (31/07/2003)
Vì sao S-fone chưa hấp dẫn khách hàng? (25/07/2003)
Bảo hiểm đến 1 tỷ đồng cho sản phẩm giá 17.000 đồng (25/07/2003)
Bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại Internet giá rẻ (18/07/2003)
Sẽ tổ chức triển lãm quốc tế về xây dựng và kiến trúc (17/07/2003)
Không cho vay để đầu tư sản xuất các sản phẩm sau đường (17/07/2003)
Tổng công ty Giấy Việt Nam lỗ 17,3 tỷ đồng (14/07/2003)
Bưu điện TP.HCM cho khách hàng muợn máy Cityphone (12/07/2003)
Cà phê cạnh tranh bằng hình ảnh bảo vệ môi trường (11/07/2003)
Tro ve dau trang