Bộ Công nghiệp công bố sản phẩm có khả năng cạnh tranh
15:22' 05/06/2003 (GMT+7)

Dầu mỏ là một sản phẩm có khả năng cạnh tranh của công nghiệp VN

(VietNamNet) - Tại hội nghị "Việt Nam: Sẵn sàng gia nhập WTO", Bộ Công nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu mới nhất về năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Tham dự hội nghị, Bộ trưởng Hoàng Trung Hải cũng tổng hợp những yêu cầu cụ thể về hàng hóa công nghiệp của các đối tác tham gia đàm phán với Việt Nam.

Trong công trình nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn của Bộ Công nghiệp đã chia các sản phẩm công nghiệp Việt Nam thành ba nhóm: sản phẩm có khả năng cạnh tranh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh có điều kiện, và sản phẩm không có khả năng cạnh tranh.

Nghiên cứu trên đánh giá khả năng cạnh tranh chủ yếu dựa vào đánh giá năng lực xuất khẩu của các mặt hàng.

Các sản phẩm có năng lực cạnh tranh gồm than, dầu khô và khí tự nhiên, quặng kim loại, đá, apatit, máy động lực có công suất nhỏ, xe đạp, quạt điện, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tàu đánh cá và vận tải và xe gắn máy, săm lốp, phân lân, chất tẩy rửa, thiết bị văn phòng, máy tính, thực phẩm và đồ uống, thuốc lá, thuốc lào, sản phẩm gỗ và lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may và da giày, gốm sứ xây dựng và gạch ốp lát...

Trong đó, dầu thô, dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,897 tỷ USD thì riêng 3 mặt hàng trên đã chiếm tới 65% (trên 5 tỷ USD)

Các sản phẩm công nghiệp có năng lực cạnh tranh trong tương lai với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn gồm máy công cụ, máy bơm công nghiệp và nông nghiệp, các dụng cụ chính xác, dụng cụ y tế, máy biến thế, động cơ điện, thiết bị đo điện, ôtô, máy kéo, tàu thủy, công nghệ phần mềm, đồ nội thất...

Sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh thấp có động cơ đốt trong cỡ lớn dùng cho ôtô, máy kéo và các phương tiện vận tải thủy, thép, radio, tivi, than cốc, dầu mỏ, dệt, sợi, xi măng, giấy và các sản phẩm bằng giấy.

Tổng hợp những yêu cầu cụ thể của các đối tác đàm phán đối với hàng hóa công nghiệp Việt Nam:

- Yêu cầu Việt Nam phải tham gia cam kết 100% các dòng thuế hàng công nghiệp của Hệ thống hài hòa danh mục thuế quan HS 2002 với 8 chữ số (khoảng hơn 7.000 loại hàng hóa).

- Mức thuế ràng buộc bình quân đơn giản với hàng hóa công nghiệp không vượt quá giới hạn rất thấp tùy theo từng đối tác.

- Dòng thuế nào có thuế suất cao hơn mức yêu cầu thì phải cắt giảm 50%.

- Cắt bỏ các hàng rào phi thuế quan ngay tại thời điểm gia nhập WTO.

- Đề nghị tham gia các thỏa thuận cắt giảm thuế quan theo ngành (tất cả các dòng thuế trong ngành đó phải giảm xuống 0% hay theo một lộ trình nhất định) như Hiệp định Công nghệ thông tin (AIT), Hiệp định hài hòa thuế quan ngành hóa chất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Bùi Hương
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Lần đầu tiên xuất khẩu tủ lạnh sang Hàn Quốc (03/06/2003)
VASEP yêu cầu DOC tính theo quy trình sản xuất liên hoàn (02/06/2003)
Mitsui trúng thầu Dự án đài TT duyên hải (29/05/2003)
Cổ phần hoá 4 DN ngành ngân hàng (30/05/2003)
Xe máy ''thoát'' khỏi thuế TTĐB (27/05/2003)
Hòn Tre có khu du lịch tầm cỡ quốc tế (21/05/2003)
Các khách sạn 5 sao khuyến mại "mua 2 tặng 1" (16/05/2003)
Chọn mua xe đạp điện như thế nào? (08/05/2003)
''Banking 2003'' rút ngắn vì SARS (08/05/2003)
Tập đoàn thép lớn nhất Australia xây nhà máy sơn ở VN (08/05/2003)
Tập đoàn thép lớn nhất Australia xây thêm nhà máy ở VN (08/05/2003)
Nippon cho rằng Viglacera không công bằng (08/05/2003)
Bia Hà Tây trở thành công ty 100% vốn nước ngoài (07/05/2003)
Thêm 76 DN thuỷ sản được xuất vào Hàn Quốc (07/05/2003)
Thêm 10 khách sạn Việt Nam gia nhập các khách sạn tốt nhất châu Á (07/05/2003)
Tro ve dau trang