DN xa lạ với Luật chống khủng bố sinh học của Mỹ
06:27' 02/12/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bắt đầu từ 12/12 Luật chống khủng bố Sinh học của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực. Theo đó các công ty xuất khẩu hàng nông thủy sản và thực phẩm vào Mỹ phải đăng ký với FDA (Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm của Hoa Kỳ).

Siêu thị hàng thực phẩm.

"Ngây thơ"... khó ngờ

  • Doanh nghiệp nước ngoài đăng ký với FDA mà không có pháp nhân Hoa Kỳ sẽ không được phép xuất khẩu hàng sang Hoa Kỳ sau ngày 12/12/2003.

Thực phẩm phải đăng ký:

  • Thực phẩm và các chất phụ gia thực phẩm cho tiêu dùng của con người
  • Thức ăn bổ dưỡng và các thành phần tạo nên thức ăn bổ dưỡng
  • Đồ uống (bao gồm cả đồ uống có cồn và nước đóng chai)
  • Quả và rau
  • Cà và hải sản
  • Thức ăn cho trẻ em
  • Các sản phẩm sữa
  • Nguyên liệu nông phẩm dùng làm thực phẩm hay thành phần chế biến thực phẩm
  • Đồ hộp
  • Động vật làm thực phẩm tươi sống
  • Bánh, snack và đường

Nguồn: Global Food Agent Services

 
"Chúng tôi đóng gói hàng hóa trước khi xuất đi Mỹ có phải đăng ký không?".

"Công ty chúng tôi có ba phân xưởng thì có phải đăng ký cả ba phẩn xưởng?".

"Tại sao lại phải đăng ký?".

"Qui định về chống khủng bố sinh học là gì?"...

Những câu hỏi như thế này đã làm nhiều người tham dự một cuộc hội thảo phổ biến về qui định đăng ký với FDA do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam vừa tổ chức hết sức ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên vì từ nay đến ngày áp dụng qui định mới của Mỹ chỉ còn vài tuần nữa mà vẫn rất còn nhiều doanh nghiệp đặt ra những câu hỏi "thơ ngây" đến độ khó tin như thế. Cuộc hội thảo qui tụ cả trăm doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM kể cả doanh nghiệp trung ương và các tỉnh lận cận nhưng số doanh nghiệp hiểu về qui định mới một cách thấu đáo không đến một nữa.

Ông Lê Binh Hùng, Phó Giám đốc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM cho biết rất nhiều doanh nghiệp chưa tìm hiểu về đạo luật chống khủng bố của Hoa Kỳ mà có liên quan đến hàng thực phẩm và điều đáng lưu tâm là họ không biết cả những vấn đề cơ bản liên quan đến thủ tục đăng ký.

"Tôi rất ngạc nhiên về điều này dù rằng thông tin về đạo luật cũng như qui định mới về việc đăng ký hàng thực phẩm với cơ quan FDA đã ra đời đã hơn một năm nay", ông Hùng nhận định. Theo ông Hùng các doanh nghiệp mải lo đến chuyện làm ăn hơn quan tâm đến luật pháp nên xem nhẹ việc tìm hiểu qui định của FDA và đợi đến khi "nước đến chân rồi mới nhảy". Ông cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nếu không hiểu rõ sẽ không thực hiện đúng và Hải quan Mỹ sẽ từ chối cho nhập hàng vào Mỹ. Kết quả trễ hạn hợp đồng, tốn chi phí lưu kho thậm chí phải đưa hàng trở về nước, mà theo ông Hùng, là khó thể tránh khỏi nếu doanh nghiệp xem nhẹ qui định mới của Hoa Kỳ và  đăng ký.

Ông Henricus Braunius Ponne, chuyên viên về luật của Công ty Global Food Agent Services, cho biết rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ qui định mới của cơ quan FDA vốn được ông đánh giá là khá phức tạp. Ông nhận định rằng đây là hiện tượng cũng khá phổ biến ở Thái Lan. Có rất nhiều doanh nghiệp Thái Lan chưa có khái niệm rõ ràng về việc đăng ký hay vì sao phải có một đại lý pháp lý ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông nói rằng các doanh nghiệp ở Thái Lan có nhiều cơ hội để nắm bắt về qui định mới của FDA và tiếp cận chúng nhanh hơn và hiệu quả hơn doanh nghiệp Việt Nam vì họ có kinh nghiệm làm ăn quốc tế hơn doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Thanh Bình, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Trẻ TP.HCM, cho biết nhiều doanh ngh

Ai phải đăng ký?

Chủ sở hữu, người vận hành hoặc đại lý phụ trách của cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, và bảo quản các loại thực phẩm dành cho người và gia súc tại Hoa Kỳ và tại các nước khác có xuất khẩu vào Hoa Kỳ, hoặc cá nhân được các cơ sở uỷ quyền, phải làm thủ tục đăng ký cơ sở của mình với cơ quan FDA. Cơ sở trong nước vẫn phải đăng ký ngay cả trong trường hợp thực phẩm của cơ sở không được lưu thông từ bang này sang bang khác. Cơ sở nước ngoài phải chỉ định một đại lý Hoa Kỳ (ví dụ người nhập khẩu hoặc môi giới của cơ sở). Đại lý phải là người sống hoặc có chỗ kinh doanh ở Hoa kỳ và phải hiện diện ở Hoa kỳ mới được phép đăng ký.

Nguồn: Bộ Thương mại

iệp chưa quen với làm ăn theo phong cách quốc tế vì vậy đụng đến những chuyện như thế thì họ không biết phải bám vào đâu hay hỏi cơ quan nào để có thể hiểu rõ về những qui định mới của FDA. "Bên cạnh đó, họ chưa có thói quen thuê luật sư hay nhờ vào các dịch vụ tư vấn bên ngoài để giúp đỡ họ vì họ đọc được ở đâu hay thấy được cái gì thì biết cái đó nên sự hiểu biết của họ về qui định của FDA còn rời rạc và mơ hồ", ông Bình nhận xét. Theo ông Bình, nếu doanh nghiệp không an tâm với hiểu biết của mình về vấn đề này thì cách tốt hơn cả là nên nhờ công ty tư vấn. 
 

Giới thiệu đại lý cho doanh nghiệp

Gần đây trên trang web của Bộ Thương mại xuất hiện những lời nhắc nhở doanh nghiệp tích cực chủ động đăng ký với FDA về mặt hàng thực phẩm xuất vào thị trường Mỹ. Cùng với lời đề nghị, Bộ Thương mại thông tin cho doanh nghiệp những qui định liên quan đến việc đăng ký như đối tượng cần đăng ký, loại hàng hóa và hình thức đăng ký...

Theo đánh giá của Bộ Thương mại, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm rõ hoặc chưa biết về đạo luật chống khủng bố sinh học mà Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng vào tháng mười tới cũng như những qui định đăng ký bắt buộc đối với thực phẩm mà các doanh nghiệp các nước xuất vào Mỹ. Mặc dù rằng những qui định này đã được Bộ cũng như nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập rất nhiều từ hơn một năm nay nhưng theo một quan chức của Vụ Âu Mỹ thuộc Bộ Thương mại nhận định rằng các doanh nghiệp Việt Nam khá chủ quan đối với qui định mới của Mỹ và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đối với công việc kinh doanh của họ.

Theo các chuyên gia, việc đăng ký với FDA không khó nếu doanh nghiệp hiểu rõ những qui định liên quan. Đặc biệt là doanh nghiệp phải có được một đại diện pháp lý của mình ở Hoa Kỳ để theo dõi hoặc làm nơi liên lạc với FDA. Đại diện pháp lý sẽ trở nên cần thiết hơn nếu doanh nghiệp không nắm rõ qui định hoặc không am hiểu cách thực hiện việc đăng ký. Bộ Thương mại cho biết bộ đang liên lạc với tham tán Việt Nam tại Hoa Kỳ và các cơ quan thương mại Việt Nam ở nước ngoài để lập danh sách các công ty tư vấn tại Mỹ mà có am hiểu về qui định đăng ký thực phẩm. Dự kiến danh sách này sẽ được giới thiệu cho các doanh nghiệp có mặt hàng thực phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ để làm đại lý cho họ. Việc thuê công ty nước ngoài làm đại lý sẽ mất rất nhiều chi phí và điều này đối với doanh nghiệp Việt Nam không dễ quyết định.

Một số doanh nghiệp cho rằng đây là vấn đề hơi phức tạp và sẽ nhờ đại lý phân phối hoặc khách hàng của mình ở Hoa Kỳ làm đại diện đăng ký và họ sẽ không còn phải lo lắng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, trưởng đại diện công ty Global Food Agent Services (công ty này chuyên về dịch vụ pháp luật và tư vấn cho doanh nghiệp), cho biết nhờ đại lý phân phối hoặc khách hàng ở Hoa Kỳ làm đại diện đăng ký với FDA là cách tốt vì tiết giảm nhiều chi phí. Tuy nhiên, theo bà Lan, những đại diện đó rất dễ làm giá để ép doanh nghiệp Việt Nam khi xuất hiện những trục trặc liên quan đến FDA vì chính họ là người được FDA thông tin về trục trặc liên quan đến thủ tục hay hàng xuất. Ngoài ra, họ còn làm đại diện cho nhiều doanh nghiệp khác nhau vì vậy họ không tập trung nhiều cho doanh nghiệp.

  • Minh Quang

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trâu vàng nhí “xuất trận” (02/12/2003)
Nhiều DN đăng ký thương hiệu theo... phong trào (01/12/2003)
Ắc-quy Đồng Nai xuất khẩu sang Nga (01/12/2003)
Giải trí và tìm thông tin qua tin nhắn (01/12/2003)
Ăn miễn phí... nếu đội tuyển VN giành chiến thắng! (30/11/2003)
Coca-Cola tung ra sản phẩm có hình tượng chim én (30/11/2003)
Nguy cơ thiếu nghiêm trọng thép xây dựng (30/11/2003)
Cityphone mở rộng tầm phủ sóng (29/11/2003)
Phân bổ hạn ngạch dệt may cho DN vùng sâu, vùng xa (28/11/2003)
Thêm 200 chuyến bay phục vụ Tết (28/11/2003)
Transinco hạ tỷ lệ LĐ bỏ trốn ở Đài Loan (27/11/2003)
Bức xúc của DN chưa được giải quyết thấu đáo (27/11/2003)
Hilton nhận giải ''Khách sạn tốt nhất của giới kinh doanh'' (26/11/2003)
DN cơ khí Trung Quốc hướng đến thị trường Việt Nam (26/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang