Nhà máy thép POMIHOA không phá sản
15:18' 20/10/2003 (GMT+7)

 

 

Sản xuất thép.

Ông Đặng Lê Hoa, Giám đốc Nhà máy Thép POMIHOA ở Ninh Bình, khẳng định nhà máy không bị nguy cơ phá sản đe dọa, càng không rao bán tài sản mà ngược lại bắt đầu làm ăn có hiệu quả và đang tích cực tìm thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất.

POMIHOA thuộc công ty TNHH Thép Tam Điệp được khởi công xây dựng từ tháng 5/2001 và hoàn thành vào tháng 12/2002 trên 7ha mặt bằng của khu công nghiệp Tam Điệp (thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) với tổng số vốn xấp xỉ 380 tỷ đồng, trong đó vay 75 tỷ đồng từ chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tại Ninh Bình, vay 30 tỷ đồng từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Bình, còn lại là vốn tự có.

Nhà máy đi vào hoạt động từ đầu năm 2003, chuyên sản xuất thép xây dựng chất lượng cao. Đến quý III/2003, nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ trên 6 vạn tấn thép các loại với doanh số trên 300 tỷ đồng, đã thanh toán 12 tỷ đồng vốn vay dài hạn và 10 tỷ đồng lãi suất, 250 tỷ đồng vốn vay ngắn hạn và 14 tỷ đồng lãi suất.

Tuy nhiên, nhà máy cũng gặp nhiều khó khăn về đội ngũ kỹ thuật, quản lý, nơi ở cho 200 cán bộ, công nhân và đặc biệt là thiếu hơn 100 tỷ đồng vốn lưu động. Nguyên nhân của tình trạng này, và cũng là của chung ngành thép Việt Nam hiện nay, là ế đọng sản phẩm và phụ thuộc hoàn toàn vào lượng phôi thép nhập ngoại. Một nguyên nhân khác là khi lập phương án khả thi xây dựng nhà máy thép POMIHOA, UBND tỉnh Ninh Bình chủ trương để công ty bê tông thép Ninh Bình liên doanh với số vốn đóng góp chiếm 30% nhưng điều này đã không thực hiện được dẫn đến việc nhà máy thiếu vốn nhập phôi thép.

Để tháo gỡ khó khăn cho nhà máy, UBND tỉnh đã triệu tập một hội nghị liên ngành đầu tư - tài chính - ngân hàng - hải quan - thuế - UBND thị xã Tam Điệp. Ông Đinh Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh, chỉ đạo UBND thị xã Tam Điệp lập phương án cho nhà máy thuê đất xây khu tập thể cho công nhân, đề nghị các ngành hữu quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà máy sản xuất và kinh doanh, kêu gọi Ngân hàng công thương Ninh Bình, Ngân hàng nông nghiệp Ninh Bình và chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển tại Ninh Bình xem xét khả năng cung cấp thêm nguồn vốn lưu động để nhà máy nhập phôi thép phục vụ sản xuất. Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các ngân hàng cũng yêu cầu nhà máy phải hoàn thiện việc kiểm toán trong tháng 10/2003, coi đây là điều kiện thiết yếu để xem xét việc cung cấp thêm vốn lưu động cho nhà máy.

UBND tỉnh Ninh Bình và Ban giám đốc Công ty TNHH Thép Tam Điệp cũng bày tỏ sự bất bình về những thông tin thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho uy tín của công ty nói riêng và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình nói chung.

(Theo TTXVN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đổi đất cho phát triển và trồng mới cao su (20/10/2003)
Mỗi ngày thiệt hại 3,2 tỷ đồng vì chậm khâu… thủ tục (20/10/2003)
Nhiều tour và chiêu thức mới (20/10/2003)
Khánh thành công ty thứ 3 của New Zealand ở Bình Dương (18/10/2003)
Life Resort Quy Nhơn hy vọng sẽ kín phòng mùa đông 2003 (17/10/2003)
Doanh nghiệp trong nước vẫn 'quên' sen, vòi (17/10/2003)
Các khách sạn lớn đã kín phòng trong dịp SEA Games (17/10/2003)
Sẽ xuất xưởng ôtô đầu tiên trong quý I/2004 (17/10/2003)
Câu lạc bộ 3 triệu USD chiếm hơn 80% tỷ trọng xuất khẩu toàn thành phố (17/10/2003)
Đà Nẵng khánh thành xưởng sản xuất dây cáp điện PC3 – CADIVI (17/10/2003)
Microsoft giúp khách hàng bảo vệ mạng máy tính (17/10/2003)
TP.HCM có thêm 1 khách sạn 5 sao (16/10/2003)
Honda Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (16/10/2003)
Khánh thành nhà máy Sumitomo Bakelite Việt Nam (16/10/2003)
Thành lập công ty về chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (16/10/2003)
Tro ve dau trang