Vinashin sẽ có Tổng giám đốc nước ngoài
16:34' 11/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng vừa ký QĐ 247 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), với điều khoản đồng ý cho phép thuê Tổng giám đốc.

Soạn: AM 581146 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các DN Việt Nam được thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài.

Trong số 5 DN nhà nước là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Bộ GTVT), Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện (Bộ Công nghiệp), Tổng Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng và Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng (Bộ Xây dựng) lập đề án trình Chính phủ cơ chế Chủ tịch HĐQT thuê Tổng giám đốc thì Vinashin đã được chọn thực hiện thí điểm. Điều này có nghĩa là các tổng công ty nhà nước có quyền thuê Tổng giám đốc (CEO) người nước ngoài.

Do đây mới là thực hiện thí điểm nên Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, Bộ Nội vụ theo dõi việc này và tiến hành sơ kết, báo cáo trình Thủ tướng.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Chính sách Vĩ mô (Viện Quản lý Kinh tế TW) cho rằng, tuy lần đầu tiên Việt Nam cho phép thuê Tổng giám đốc người, nhưng là việc "phải làm". Tuy nhiên, theo ông Cung, đối với trường hợp thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài thì sẽ có một số khó khăn. Hiện Luật DN của Việt Nam còn ràng buộc quá khắt khe về quyền hạn của Tổng giám đốc. "Điều này sẽ làm hạn chế sự phát huy năng lực của Tổng giám đốc", ông Cung nói.

Nói như một chuyên gia kinh tế, sự khác biệt ở đây chính là ở "không gian quyền lực" của Tổng giám đốc. Các CEO nước ngoài được người thuê giao gần như toàn bộ quyền điều hành công ty, có phạm vi chi phối và tác động rất lớn đến hoạt động của DN, như có toàn quyền quyết định các vấn đề thuộc về chiến lược kinh doanh lẫn các giải pháp có tính tác nghiệp hơn như cắt giảm nhân viên, thay đổi một phương thức sản xuất, kinh doanh... Sự thực quyền của Tổng giám đốc thể hiện khá nhiều ở dấu ấn cá nhân của họ trong DN, nhờ vậy những CEO tài năng họ có thể làm cho công ty mạnh lên khá nhanh chóng và có thể biến chuyển rất linh hoạt trước những biến động, nhu cầu thay đổi.

"Riêng tại Việt Nam "không gian quyền lực" của những cán bộ lãnh đạo cấp cao tương đương CEO nước ngoài lại hẹp hơn rất nhiều, những hoạt động và quyết định của họ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những ràng buộc về cơ chế, chính sách. Trong nhiều trường hợp, yếu tố tập thể được đẩy cao lên trên mức cần thiết đã thu hẹp và hạn chế đi rất nhiều phạm vi hoạt động của các lãnh đạo, nhiều khi họ không có quyền làm những điều mà trong thực tế là đương nhiên thuộc quyền hạn của mình", vị chuyên gia này nhận xét.

Ông Nguyễn Quốc Ánh, Phó Tổng giám đốc Vinashin, cũng thừa nhận với PV VietNamNet về một số trở ngại chính trong việc thuê Tổng giám đốc là hệ thống giám sát đối với Tổng giám đốc được thuê còn yếu, thiếu, thậm chí chưa có; khung pháp lý chưa tạo điều kiện cho Tổng giám đốc được thuê làm việc hiệu quả; chưa tạo không gian, quyền tự do kinh doanh cho họ.

Ông cho biết, việc thuê Tổng giám đốc, nhất là Tổng giám đốc là người nước ngoài, là không hề đơn giản. Vinashin đã thành lập cả một ban giúp việc để lo việc thuê Tổng giám đốc là người nước ngoài; đồng thời, phải có một phương án cụ thể kèm theo trong tờ trình xin ý kiến của Thủ tướng.

Trước nhiều ý kiến lo ngại HĐQT sẽ bị giảm bớt quyền lực nếu giao quyền quyết định nhân sự cho Tổng giám đốc,  ông Nguyễn Quốc Ánh nói rằng, trong dự thảo điều lệ hoạt động của Vinashin (đã được Chính phủ phê duyệt) có nêu rõ, Chủ tịch HĐQT của Vinashin sẽ là đại diện pháp nhân cho Tổng công ty. Điều này giúp Vinashin đảm bảo được định hướng hoạt động của mình. Trong trường hợp Tổng giám đốc là người nước ngoài, họ có quyền rất rộng trong việc điều hành hoạt động của Tổng công ty, song phải tuân thủ theo định hướng mà HĐQT đề ra.

Như vậy thì trong trường hợp này, HĐQT vẫn còn quyền to nhất là cách chức Tổng giám đốc nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng, hoặc ra quyết định trái với định hướng đã được HĐQT phê duyệt. Bản thân Tổng giám đốc phải xây dựng phương án hoạt động, tiêu chí lợi nhuận, đề xuất tổ chức lại bộ máy nhưng vẫn chịu sự điều hành của HĐQT. Chính HĐQT mới là người quyết định các phương án đầu tư, Tổng giám đốc chỉ có quyền thực hiện theo chỉ đạo của HĐQT.

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Miền Trung mất trắng 245 tỷ đồng do mưa lũ (10/10/2005)
6 câu hỏi của Mỹ trước khi đầu tư vào Đà Nẵng (09/10/2005)
Doanh nghiệp kêu vì giá thuê đất tăng cao (08/10/2005)
Thay 20 triệu bóng đèn sợi đốt, lợi 12.370 tỷ đồng (06/10/2005)
Đề xuất giải pháp "nóng" để có thủy sản sạch (05/10/2005)
Sẽ khoanh nợ cho ngư dân thiệt hại do bão (04/10/2005)
Thái Bình: Trắng tay những triệu phú đầm tôm (04/10/2005)
Bão số 7 làm thiệt hại 0,5% GDP năm nay (04/10/2005)
Bão số 7 tàn phá ít nhất 17.000ha thủy sản (29/09/2005)
FDI đạt 4 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 37,5% (28/09/2005)
Bia Foster’s tăng thêm 21 triệu USD vốn đầu tư (26/09/2005)
Nghịch lý ôtô nội (26/09/2005)
Lượng ôtô đăng ký mới tăng theo từng năm (24/09/2005)
Thêm 1 tỷ kWh điện qua lưới 500 KV Bắc - Nam (23/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang