(VietNamNet) - Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán, tổng chi phí thay thế 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact hết 625 tỷ đồng. So với vốn xây dựng nhà máy điện 783 MW, chúng ta tiết kiệm được 12.370 tỷ đồng.
Thay thế 20 triệu bóng đèn tròn? Sẽ thay thế miễn phí 20 triệu bóng đèn sợi đốt Thay thế bóng đèn sợi đốt, cho không cũng khó Ý kiến nhiều chiều về thay thế 20 triệu bóng đèn Ngành điện áp đặt và độc quyền! Câu chuyện từ cái bóng đèn: Niềm tin của xã hội
|
Sẽ thay thế miễn phí 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact? |
Do vậy, tại Hội thảo về các giải pháp tiết kiệm điện, diễn ra hôm 5/10 tại Hà Nội, một lần nữa EVN đã nhấn mạnh tới lợi ích thiết thực khi triển khai Chương trình thay thế 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc EVN, nói rằng, việc thay thế này không chỉ giúp tiết kiệm 1,1 tỷ kWh giờ điện, mà còn "lời" đáng kể so với số vốn bỏ ra để đầu tư xây nhà máy điện mới. Theo ông Hùng, chi phí thay thế cho 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact theo giá hiện nay hết khoảng 36,4 triệu USD, tương đương 575 tỷ đồng (gồm cả thuế nhập khẩu). Thiệt hại do bỏ đi 20 triệu bóng đèn sợi đốt (giá mỗi bóng 2.500 đồng) là 50 tỷ đồng. Như vậy, tổng chi phí để thay thế 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact, so với tiền xây dựng nhà máy điện 783 MW, tiết kiệm được 12.370 tỷ đồng.
Trên thực tế, việc thay thế thử nghiệm bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact đã giúp người sử dụng tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. Khách sạn Kim Liên thay cho toàn bộ 10 phòng nghỉ khu nhà số 9 bằng đèn huỳnh quang compact, sau 3 tháng sử dụng, khách sạn đã hoàn lại được số tiền mua sắm mới. Theo lãnh đạo khách sạn, đến khi hết tuổi thọ bóng đèn, Kim Liên sẽ tiết kiệm được 200 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhu cầu điện từ nay đến 2010 của cả nước, với mức tăng 16-17%/năm, sẽ cần tới 1.500-2.000 MW, tương đương công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoặc 20 Nhà máy thủy điện Uông Bí hay 12 Nhà máy Điện Đa Nhim. Để đáp ứng nhu cầu lớn như vậy, đến 2010, cả nước cần xây dựng 47 nhà máy điện, với tổng vốn đầu tư 341.000 tỷ đồng. Riêng EVN phải huy động 242.000 tỷ đồng. Song, đến nay EVN còn thiếu trên 108.000 tỷ đồng chưa có nguồn vay.
Vì vậy, EVN đang gấp rút trình các giải pháp tiết kiệm điện, bởi giai đoạn tới, rất có thể sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng, dự báo là năm 2006 thiếu 1,1 tỷ kWh; năm 2007 là 6,6 tỷ kWh; năm 2008 là 8,6 tỷ kWh; năm 2009 lên tới 10,3 tỷ kWh và năm 2010 là 7,2 tỷ kWh.
|