Cảng biển Việt Nam lãng phí 25% công suất
12:16' 07/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), công suất khai thác cảng biển Việt Nam lãng phí tới 25%, tỷ trọng hàng hoá xuất nhập khẩu đang bị giảm đáng kể.

Soạn: AM 540267 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tỷ trọng hàng hóa XNK thông qua các cảng miền Nam đã giảm đáng kể. Ảnh: Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Hải Phòng.

VPA cho biết, các cảng Nha Trang, xăng dầu Nhà Bè, Mỹ Thới đã giảm sút đáng kể về sản lượng. Riêng cảng Sài Gòn, nếu tách cảng Cần Thơ không cùng địa bàn, thì sản lượng giảm 3%. Còn đến 14 cảng mới đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, nên sản lượng bình quân của 42 cảng VPA chỉ gần 1,8 triệu tấn/năm.

Sự cạnh tranh của một số hãng tàu container Việt Nam tham gia dịch vụ khai thác cảng theo phương thức xếp dỡ ngoài phao, dỡ hàng với năng suất, chất lượng thấp nhưng giá dịch vụ trọn gói rẻ, ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng phát triển của khối cảng chính quy. Ngoài ra, thực trạng ách tắc, tiêu cực phát sinh trong dây chuyền xử lý hàng và vận tải trên bộ làm tăng giá thành XNK mà chung quy các cảng phải gánh chịu phần lớn hậu quả bằng cách phải giảm giá để cạnh tranh.

Riêng tại khu vực TP.HCM, với tốc độ tăng trưởng container 26%/năm, trong tình hình phải di dời cảng và cần đến kế hoạch 5 năm mới có được cảng mới thay thế, năng lực tiếp nhận tàu hàng conteiner do đó sẽ thiếu trầm trọng, kể cả tại một số khu vực khác. Hiện chỉ có một số ít bến container đủ tiêu chuẩn làm hàng tàu feeder loại nhỏ, lại chưa có bến và trang thiết bị tiếp nhận tàu container loại lớn hơn 2.000 TEU (đơn vị container tiêu chuẩn 20 feet).

VPA đang kiến nghị hỗ trợ hiệp hội trong việc triển khai áp dụng thống nhất giá sau dịch vụ cảng biển cho từng khu vực, tiến tới thực hiện chế độ một giá theo yêu cầu và lộ trình chung, tạo điều kiện cho khối cảng chuyển hoạt động nhanh hơn theo hướng thương mại hóa. Đồng thời, cải tiến tổ chức và quản lý để tăng năng lực cạnh tranh, từng bước hình thành cơ chế tổ chức chính quyền cảng nhằm quản lý đầu tư và điều tiết thị trường dịch vụ hàng hải, khai thác cảng trong từng khu vực.

Số liệu của VPA cho thấy, cho biết, tổng sản lượng hàng hóa thông qua 42 cảng thành viên năm 2004 đạt hơn 74 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2003. Các cảng miền Bắc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (22%), trong khi miền Trung là 19% và miền Nam - chủ yếu là khu vực TP.HCM, 13%.

Tỷ trọng hàng hóa thông qua khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước giảm dần từ 62% (năm 2001) còn 48% (năm 2004), nhưng hàng container vẫn tăng nhanh, với điểm thu hút mạnh là khu vực TP.HCM, trong đó nổi bật là Tân cảng Sài Gòn (chiếm 46%) cùng với mức độ đầu tư phát triển cơ sở phương tiện hàng container.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Một kiểu thi công bên bờ phá sản (07/09/2005)
Xe ôtô giá rẻ đã xuất hiện tại Việt Nam! (07/09/2005)
Doanh nghiệp chè phải chủ động 70% nguyên liệu (06/09/2005)
VASEP chia sẻ và kêu gọi hỗ trợ ngành thủy sản Mỹ (06/09/2005)
Mô hình 1,4 tỷ đồng/ha/năm với ếch, ba ba (05/09/2005)
Mỹ chi 4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu tôm (05/09/2005)
Giá ôtô không thể giảm trước 2008 (05/09/2005)
Doanh nghiệp Việt Nam "tấn công" các khu công nghiệp (04/09/2005)
Thái Hòa - KCN có nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt (03/09/2005)
Thị trường Mỹ vẫy gọi cá rô phi Việt Nam (03/09/2005)
DN Mỹ muốn xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam (02/09/2005)
Bỏ lúa lai để trồng... cỏ! (02/09/2005)
Kiến nghị giảm thuế VAT cho đánh bắt xa bờ (01/09/2005)
Bộ Thủy sản giải quyết vấn đề cá basa xuất khẩu (31/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang