Doanh nghiệp Việt Nam "tấn công" các khu công nghiệp
04:33' 04/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thông tin Bộ kế hoạch Đầu tư cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có xu hướng đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX). Số lượng các dự án trong nước đầu tư vào các KCN - KCX tăng với tốc độ cao hơn so với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2004, đã có khoảng 1.800 dự án trong nước với số vốn gần 90.000 tỷ đồng đầu tư vào các  KCN - KCX.

Soạn: AM 535082 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các KCN được đầu tư hoàn chỉnh hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, năm 1998, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành cùng với các Nghị định quy định chi tiết thi hành với những ưu đãi và khuyến khích đối với các dự án trong nước đầu tư vào KCN. Do vậy, số dự án trong nước vào KCN từ năm 1998 tăng đáng kể. 

Cụ thể, 1998-1999 tăng 84%, từ 132 dự án lên 244 dự án; giai đoạn 1999-2000 tăng 93%, từ 244 dự án lên 472 dự án. Các năm sau tăng đều đặn bình quân khoảng 35%. Cuối năm 2004, số dự án trong nước đạt trên 1.800, tăng 46% so với năm 2003. 

Không chỉ tăng về số lượng, số vốn đầu tư (giai đoạn 1995-1998) của khu vực trong nước vào KCN tăng bình quân mỗi năm khoảng 15%. Đặc biệt, trong các năm 1999 và 2000 vốn đầu tư tăng đột biến, hơn 20 lần so với năm trước do dự án Nhà máy điện Phú Mỹ I được triển khai tại KCN Phú Mỹ I (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, số lượng dự án trong nước có tốc độ tăng khá nhưng vốn đầu tư mỗi dự án tương đối thấp dẫn đến tốc độ tăng vốn đầu tư khá thấp, chỉ đạt khoảng 2%.

Theo dự đoán của Bộ kế hoạch - Đầu tư, trong thời gian tới số dự án trong nước vào KCN sẽ vượt số dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Các KCN-KCX là nơi sản xuất tập trung được đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng, thuận lợi về giao thông - vận tải, xuất nhập khẩu, trong các KCN đã bắt đầu hình thành các mối liên kết sản xuất công nghiệp... Điều trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi vào các KCN là tiền thuê đất đắt và thường phải trả một lần với số lượng lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng đáp ứng được.

Vì vậy, theo nhận xét của các chuyên gia, bên cạnh những chính sách ưu đãi của nhà nước thì xu hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào các KCN tập trung cũng là một dấu hiệu tích cực về sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước.

Đến nay, cả nước có khoảng 124 KCN đã, phân bố rộng khắp trên 45 tỉnh, thành phố. Đến cuối năm 2004, các KCN đã thu hút được trên 3.500 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn gần 15 tỷ USD và 90.000 tỷ đồng, trong đó hơn 2.000 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện gần 7 tỷ USD và khoảng 50.000 nghìn tỷ đồng. 

  • Đông Hiếu
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thái Hòa - KCN có nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt (03/09/2005)
Thị trường Mỹ vẫy gọi cá rô phi Việt Nam (03/09/2005)
DN Mỹ muốn xây dựng hạ tầng cơ sở tại Việt Nam (02/09/2005)
Bỏ lúa lai để trồng... cỏ! (02/09/2005)
Kiến nghị giảm thuế VAT cho đánh bắt xa bờ (01/09/2005)
Bộ Thủy sản giải quyết vấn đề cá basa xuất khẩu (31/08/2005)
Lẹt đẹt ngành công nghiệp phụ trợ (31/08/2005)
Xuất khẩu thuỷ sản tăng gần 10%/năm (31/08/2005)
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2% (30/08/2005)
Xoá sổ chương trình 1 triệu ha lúa lai (30/08/2005)
Bò sữa: nuôi càng lắm, lỗ càng nhiều (29/08/2005)
Những nhà máy đường công suất nhỏ có thể bị xoá sổ (29/08/2005)
Đi thăm đà điểu - “VIP” trong ngành chăn nuôi (28/08/2005)
Những tỉ phú trẻ chân đất (27/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang