È cổ lo trả nợ cho các nhà máy đường
14:43' 25/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Số nợ hàng nghìn tỷ đồng của các nhà máy đường, mặc dù đã được Chính phủ hỗ trợ một phần  song đến nay vẫn không dễ gì giải quyết.

Soạn: AM 528143 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bài toán nợ nần đang làm đau đầu các nhà máy đường.

Số liệu của kiểm toán Nhà nước cho thấy, 34 nhà máy đường nhóm II và III có tổng số lỗ 1.238 tỷ đồng; số nợ lãi và phí bảo lãnh, tái bảo lãnh đề nghị xóa cho các nhà máy là 1.307 tỷ; số chênh lệch tỷ giá đề nghị cấp bù là 466 tỷ đồng.

Ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NN&PTNT, cho biết, thực hiện Chương trình mía đường của Chính phủ, với phương châm "đi vay để cho vay", ngân hàng đã huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để cho vay, bảo lãnh mua thiết bị đầu tư, xây dựng cho 25 nhà máy, công ty đường. Đến nay, ngân hàng còn dư nợ tới 2.400 tỷ đồng; nợ lãi vay, phí bảo lãnh chưa trả gần 900 tỷ đồng.

Không những thế, theo ông Ngọc, tổng số tiền lãi vay, phí bảo lãnh được xóa theo QĐ 28 của Thủ tướng Chính phủ cho các nhà máy đường đang còn nợ tại Ngân hàng NN&PTNT là 785 tỷ đồng, nhưng ngân hàng lại không được cấp nguồn. Đây đang là gánh nặng tài chính đối với ngân hàng trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, ngân hàng này còn đang đầu tư trực tiếp 400 tỷ đồng cho nông dân trồng mía, với gần 150.000ha.

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nhận xét, sau hơn một năm thực hiện QĐ 28, mặc dù đã được Bộ Tài chính tạo điều kiện xử lý những tồn đọng tài chính, song quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu tại các nhà máy đường còn rất chậm và hiện vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, ách tắc.

Đến nay, mới chỉ có 3 công ty (4 nhà máy đường) được cổ phần hóa; 3 công ty có quyết định cho phá sản (Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận) nhưng cũng chưa thực hiện được; 3 nhà máy giải thể chuyển đổi; 8 nhà máy không đủ điều kiện cổ phần hóa đề nghị bán nhưng cũng chưa có quyết định; 3 nhà máy đang làm thủ tục cổ phần hóa; còn lại 4 nhà máy đang xác định trị giá DN.

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Doanh nghiệp phê phán cả Bộ Thuỷ sản lẫn phía Mỹ (25/08/2005)
Việt Nam sẽ còn thiếu đường trầm trọng (24/08/2005)
Bàn cách giải quyết 300.000 điện kế điện tử (24/08/2005)
Dời cảng Nhà Rồng khỏi TP.HCM trước 2010 (24/08/2005)
VASEP cho rằng thủy sản VN bị đối xử bất công (24/08/2005)
Dệt may Đài Loan chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam (24/08/2005)
Sẽ có tập đoàn đa sở hữu về dệt may (23/08/2005)
Mặt bằng cho DN nhỏ và vừa: cần 10 mới có 1 (23/08/2005)
Cá basa Việt Nam có nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ (22/08/2005)
Hàng thuỷ sản nhiễm kháng sinh chỉ là cá biệt (21/08/2005)
Ra mắt Cẩm nang ngành lâm nghiệp (20/08/2005)
Tổng Công ty Chè chuyển sang mô hình Mẹ - Con (19/08/2005)
Bộ Thuỷ sản cấm sử dụng kháng sinh Fluoroquinilones (19/08/2005)
Xăng dầu tăng giá: Chuyển sang ô tô chạy gas (18/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang