Việt Nam sẽ còn thiếu đường trầm trọng
16:36' 24/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ nhận định, tình trạng thiếu đường ở Việt Nam còn kéo dài do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ. Ông dự kiến, sang năm 2006, lượng đường thiếu hụt ít nhất là bằng năm nay, tức khoảng 150.000-200.000 tấn.

Soạn: AM 526879 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dự kiến niên vụ 2005-2006 thiếu hụt khoảng 200.000 tấn đường.

Trong Hội thảo về cơ hội và thách thức của ngành mía đường, do Hiệp hội Mía đường và Viện Kinh tế Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức hôm nay (24/8), tại Hà Nội, Thứ trưởng Phan Thế Ruệ cho biết, mía đường là ngành sản xuất đặc biệt bởi tính chất thời vụ.

Do vậy, thời điểm tiêu dùng trong nước cần lượng đường lớn (tháng 7-8-9 hàng năm) thì sản xuất đường chưa vào vụ, đến khi vào vụ (tháng 10-11) nhu cầu đường lại không cao. Bên cạnh đó, đường còn là đầu vào của nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là hàng tiêu dùng.

Đó là chưa kể, giá đường trong nước còn phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất và giá đường thế giới. Thứ trưởng Phan Thế Ruệ nói: "Vài năm lại đây, giá đường thế giới tăng cao do các nước bắt đầu phải dỡ bỏ dần chính sách bảo hộ. Thêm vào đó, mặt bằng giá đã ở mức mới khi mà giá dầu thô, khoáng sản... leo thang, cùng với những biến động thất thường về cung cầu".

Niên vụ mía đường 2004-2005, ông Ruệ khẳng định, thị trường đường đã thiếu hụt về cung. Chúng ta mất 150.000 tấn do mất mùa, do hạn hán, dẫn đến tỷ trọng đường trong mía giảm đáng kể. Cùng với đó, diện tích mía nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp (khoảng 300.000ha) do các tỉnh chỉ "ham" xây dựng các KCN, khu kinh tế để thu lợi nhuận trước mắt. Sự thiếu hụt đường, cộng với giá đường thế giới phập phù, là nguyên nhân khiến giá đường trong nước tăng cao, tới 48% (so với mức 15,4% mức tăng của giá đường thế giới). Tuy tình trạng khan hiếm đường không xảy ra, nhưng đã dẫn tới thiếu đường cục bộ tại các địa phương.

Chính vì vậy, Chính phủ đã đồng ý cấp phép để các DN nhập khẩu đường, tổng cộng khoảng 92.000 tấn. Hôm 22/8 vừa qua, Chính phủ cũng đã đồng ý cho phép các DN  nhập khẩu đường để chế biến hàng xuất khẩu được phép giữ lại phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

"Nếu khan hiếm thực sự chúng ta phải tính đến bước giảm thuế nhập khẩu, nhưng theo tôi, điều này là không thể xảy ra", ông Ruệ cho biết. Song, ông cũng nói rằng, tuy không có sự đầu cơ đường trong nước, nhưng rõ ràng, đã có yếu tố giữ hàng. Bởi ngay khi báo chí loan tin cho phép nhập khẩu đường, ngay lập tức, giá đường trong nước đã giảm nhiệt".

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong tháng 8 và 9, tồn kho đường trong sản xuất và lưu thông chỉ vào khoảng 90.000 tấn. Cộng với lượng đường sản xuất được từ các nhà máy tại ĐBSCL (dự kiến đạt thấp do không chạy hết công suất) là 30.000-35.000 tấn (nhiều nhất cũng chưa đến 50.000 tấn), tổng cộng đạt gần 140.000 tấn. 2 tháng này, trung bình mỗi tháng cả nước tiêu thụ 90.000 tấn (do đúng vào thời điểm sản xuất bánh trung thu), tổng cộng 180.000 tấn. Như vậy, thị trường đường trong nước đã thiếu 50.000 tấn. Do vậy, tại cuộc họp của Tổ điều hành thị trường trong nước ngày mai (25/8) Bộ Thương mại sẽ bàn bạc xin ý kiến Chính phủ có tiếp tục cho nhập khẩu đường hay không?  

Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường, nói rằng, đến thời điểm này, các DN mới nhập khẩu được 17.600/94.260 tấn đường được phép nhập khẩu. Như vậy, việc nhập khẩu không phải là dễ dàng.

"Vấn đề là phải kiểm soát hệ thống phân phối. Cứ lúc thừa đường, thừa phân bón thì không sao nhưng khi thiếu chúng ta mới quan tâm đến hệ thống này. Hơn nữa, đề nghị Chính phủ điều hòa tốt việc nhập khẩu đường, nhập vào thời điểm nào, nhập bao nhiêu, để làm gì, tránh trường hợp "người ăn không hết người lần chẳng ra". Song song đó là đẩy mạnh công tác chống buôn lậu đường qua biên giới", ông Ruệ nhấn mạnh.

Theo ước đoán của ông Eric LeLeu, Phó Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Đường Bourbon Tây Ninh, thì trong vài năm tới, vấn đề thiếu hụt đường sẽ tiếp tục xảy ra và có thể trở thành nghiêm trọng hơn khi nhu cầu tăng mạnh do tăng dân số, tăng sức mua và công nghiệp hóa. Sự tiêu thụ đường trên đầu người tại Việt Nam hiện còn thấp xa so với mức trung bình trên thế giới  là  15kg/người/năm và các nước châu Mỹ, châu Âu 35kg/người/năm .

Một trong những vấn đề khiến nhiều DN lo lắng nữa là thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường của Việt Nam sẽ phải cắt giảm theo lộ trình AFTA. Năm 2006 các DN vẫn "ăn no ngủ kỹ" khi mức thuế đánh vào đường thô nhập khẩu là 30%, đường tinh luyện là 40% và ta đang áp dụng giấy phép nhập khẩu đường. Song, chỉ sang 2007, mức thuế hai mặt hàng đường này là bằng nhau và bằng 30%, bắt đầu gây sóng gió cho các DN. Đến 2010, mức thuế này chỉ còn 0-5%, đường nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam. Lãnh đạo Vụ Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) cảnh báo, chúng ta sẽ vấp phải một đối thủ mạnh trong xuất khẩu đường của khu vực, đó là Thái Lan.

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Sẽ không có chuyện nhập khẩu đường
Bộ Thương mại chưa cho nhập khẩu đường
Kiến nghị dừng nhập khẩu đường
CÁC TIN KHÁC:
Bàn cách giải quyết 300.000 điện kế điện tử (24/08/2005)
Dời cảng Nhà Rồng khỏi TP.HCM trước 2010 (24/08/2005)
VASEP cho rằng thủy sản VN bị đối xử bất công (24/08/2005)
Dệt may Đài Loan chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam (24/08/2005)
Sẽ có tập đoàn đa sở hữu về dệt may (23/08/2005)
Mặt bằng cho DN nhỏ và vừa: cần 10 mới có 1 (23/08/2005)
Cá basa Việt Nam có nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ (22/08/2005)
Hàng thuỷ sản nhiễm kháng sinh chỉ là cá biệt (21/08/2005)
Ra mắt Cẩm nang ngành lâm nghiệp (20/08/2005)
Tổng Công ty Chè chuyển sang mô hình Mẹ - Con (19/08/2005)
Bộ Thuỷ sản cấm sử dụng kháng sinh Fluoroquinilones (19/08/2005)
Xăng dầu tăng giá: Chuyển sang ô tô chạy gas (18/08/2005)
Bộ Thuỷ sản đối phó với lệnh cấm của Louisiana (18/08/2005)
Kỷ lục về sáng kiến tiết kiệm trong ngành công nghiệp (17/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang