Vẫn phân biệt đối xử trong sản xuất lắp ráp ôtô
14:04' 08/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor), cho rằng, vai trò nòng cốt trong ngành công nghiệp ôtô Chính phủ đã đặt lên vai 4 Tổng Công ty lớn. Song, giữa các DN liên doanh (FDI) và DN ôtô trong nước vẫn đang bị phân biệt đối xử.

Soạn: AM 507241 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các liên doanh ôtô hiện mới thực hiện nội địa hóa được khoảng trên 10%. Ảnh Nguyên Vũ.

Ông Nguyễn Văn Khoa đã nói như vậy tại cuộc tọa đàm báo chí về công nghiệp ôtô Việt Nam và công nghiệp ôtô thế giới, do Hiệp hội các DN cơ khí Việt Nam tổ chức, diễn ra sáng 5/8, tại Hà Nội. Các DN liên doanh ôtô với nước ngoài  được hưởng mức thuế ưu đãi hơn hẳn doanh nghiệp ôtô trong nước.  

Cụ thể, thuế suất thuế thu nhập của các DN liên doanh là 15% hoặc 20% (các ngành khác bị áp 25-28%, trong đó có Vinamotor); đồng thời được miễn, giảm thuế thu nhập DN trong một số năm kể từ khi kinh doanh có lãi. Đó là chưa kể các DN này đang được hưởng lợi khi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nhập khẩu vẫn ở mức cao. Còn cam kết sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa sau 5 năm là 20% thì các liên doanh chưa thực hiện được, mà Việt Nam lại chưa có chế tài để xử phạt.

Trong khi đó, 4 Tổng công ty được nhắc đến là Vinamotor, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng Công ty Than Việt Nam (TVN) và Tổng Công ty Cơ khí ôtô Sài Gòn (Samco) được nhà nước hứa hẹn hỗ trợ về vốn, ưu đãi chính sách để phát triển đủ mạnh, trở thành đầu tàu cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thì đến nay chính sách vẫn chưa có, đi vay vốn thì khó khăn. 

Ông Khoa dẫn chứng, đơn cử, đến thời điểm này vẫn chưa nhận được hướng chỉ đạo cụ thể gì từ phía cơ quan chủ quản - Bộ Công nghiệp - rằng  cần tập trung sản xuất và phát triển loại xe gì, mặt hàng nào. Hầu hết các DN ôtô trong nước hiện vẫn tự nghiên cứu, mày mò hướng đi. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng chưa có biện pháp điều tiết sản xuất, đặc biệt là trong việc đầu tư mới, mà chỉ dừng ở việc nhắc nhở.

Hiện có tới hơn 30 DN trong nước xây dựng nhà máy lắp ráp ôtô, không kể vốn đầu tư nước ngoài. Trong một tỉnh như Nam Định, có tới 4 dự án đã được cấp phép. Trong khi theo quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ôtô từ nay đến 2010, tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu ôtô đến năm 2010 cần khoảng 113.000 xe, thì tổng công suất mà các dự án đăng ký hiện lên tới hơn 120.000 xe/năm.

Chính vì vậy, Bộ Công nghiệp mới đây đã từng cảnh báo UBND các tỉnh, thành cân nhắc kỹ khi phê duyệt từng dự án, nhưng theo ông Khoa, xem ra, rất nhiều tỉnh vẫn đang còn có ý định đầu tư sản xuất ôtô.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Sẽ điều tra về lợi nhuận của các DN ôtô
Khuyến khích đầu tư sản xuất phụ tùng ôtô
Người Việt Nam mua ôtô ngày càng nhiều
Hoãn thi hành tăng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô
Công nghiệp ôtô hay công nghệ lắp ráp giản đơn?
Tăng 10% thuế NK cụm linh kiện tổng thành ôtô?
Dài cổ ngóng ôtô giá rẻ
Sẽ đầu tư sản xuất lắp ráp ôtô tại Hà Tây
Thị trường ôtô Việt Nam tăng trưởng 37%
Khởi công cụm công nghiệp ôtô lớn nhất nước
CÁC TIN KHÁC:
Tôm sú là thế mạnh của Việt Nam tại EU (08/08/2005)
Temasek sắp mua 30% cổ phần Pacific Airlines (08/08/2005)
Dự báo thị trường ô tô cuối năm 2005 (07/08/2005)
Algeria "hút" hàng nông sản Việt Nam (06/08/2005)
Đầu tư 1.300 tỷ sau 7 năm thu hồi được... 140 tỷ (06/08/2005)
Vinashin ký hợp đồng 200 triệu USD đóng 8 tàu vỏ kép (05/08/2005)
Nhiều mẫu xe mới được giới thiệu tại Autopetro 2005 (04/08/2005)
“Khảo sát độc tố trong nước tương là hoạt động thường xuyên” (03/08/2005)
Áo muốn đầu tư vào thủy điện Việt Nam (03/08/2005)
Hơn 100 ngàn USD cho một bài học kinh doanh (03/08/2005)
Đăng ký bảo hộ thương hiệu chè VN tại Anh và Mỹ (02/08/2005)
Quyết tâm phối hợp làm nước tương sạch! (02/08/2005)
Ngành giấy thua lỗ gần 33 tỷ đồng (02/08/2005)
Thủy điện Cửa Đạt được 2 ngân hàng đầu tư 547 tỷ (01/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang