Tôm sú là thế mạnh của Việt Nam tại EU
11:32' 08/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, việc EU giảm thuế nhập khẩu đối với tôm Thái Lan ít nhiều sẽ gây khó khăn đối với Việt Nam, song, tác động này không lớn lắm vì chúng ta có những ưu thế riêng.

Soạn: AM 509277 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tôm sú là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của thủy sản Việt Nam. Ảnh H.Y

Thông báo từ EU cho thấy, kể từ1/8, mức thuế đối với tôm Thái Lan giảm xuống còn 4,2%, thay vì 20% trước đây. Việc giảm thuế này nhằm bù đắp cho Thái Lan trước những thiệt hại do đợt sóng thần cuối năm 2004 gây ra. Nước này đã gần như đã phải ngừng xuất khẩu tôm sang thị trường EU kể từ hai năm nay.

Theo ông Nguyễn Văn Kịch, mức thuế này là tương đương với thuế đánh vào tôm Việt Nam và là mức thuế ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển.

Song, ông Kịch cho rằng, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là tôm sú nuôi tự nhiên, đẹp, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm sú nguyên con đông lạnh, size lớn; tôm thịt; tôm bỏ đầu và vỏ; tôm luộc... Đây có thể coi là thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này. Trong khi đó, Thái Lan chỉ có khoảng 10% là tôm sú (khoảng 30.000 tấn), còn lại là tôm thẻ chân trắng, chất lượng không cao, vỏ mỏng, màu nhợt, ăn không ngon và thơm bằng tôm sú Việt Nam. Về mức giá, giá tôm của Thái Lan khi xuất khẩu sang EU sẽ không thể rẻ hơn mức mà Việt Nam đang bán vào thị trường này (trên 3 USD/kg).

Trong khi đó, theo Bộ Thuỷ sản, gần đây tại thị trường EU đã xuất hiện nhiều công ty mới muốn nhập khẩu tôm Việt Nam và các DN chế biến thuỷ sản Việt Nam cũng đang hướng mạnh vào các thị trường khu vực này, đặc biệt là thị trường Anh, Đức, Pháp, Bỉ và Italia. Hiện Anh và Bỉ là hai thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam tại EU, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường khu vực này.

Việc EU mở rộng sang phía Đông với 10 nước thành viên mới cũng đang tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và không chỉ đơn thuần là để gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra thị trường mới cho hàng thuỷ sản giá thấp và khả năng tiêu thụ cá nước ngọt. Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vào EU đạt 40 triệu USD, tăng 220% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tôm tươi của Thái Lan đã giảm còn chưa đầy 1.000 tấn trong năm 2003 và  tăng trở lại vào năm 2004, với 2.431 tấn. Tuy nhiên, tổng khối lượng tôm xuất khẩu sang EU năm 2004 của Thái Lan vẫn còn cách xa mức 7.743 tấn năm 1999.

  • H.Phương
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Temasek sắp mua 30% cổ phần Pacific Airlines (08/08/2005)
Dự báo thị trường ô tô cuối năm 2005 (07/08/2005)
Algeria "hút" hàng nông sản Việt Nam (06/08/2005)
Đầu tư 1.300 tỷ sau 7 năm thu hồi được... 140 tỷ (06/08/2005)
Vinashin ký hợp đồng 200 triệu USD đóng 8 tàu vỏ kép (05/08/2005)
Nhiều mẫu xe mới được giới thiệu tại Autopetro 2005 (04/08/2005)
“Khảo sát độc tố trong nước tương là hoạt động thường xuyên” (03/08/2005)
Áo muốn đầu tư vào thủy điện Việt Nam (03/08/2005)
Hơn 100 ngàn USD cho một bài học kinh doanh (03/08/2005)
Đăng ký bảo hộ thương hiệu chè VN tại Anh và Mỹ (02/08/2005)
Quyết tâm phối hợp làm nước tương sạch! (02/08/2005)
Ngành giấy thua lỗ gần 33 tỷ đồng (02/08/2005)
Thủy điện Cửa Đạt được 2 ngân hàng đầu tư 547 tỷ (01/08/2005)
Đề tài “độc chất trong nước tương” đã... đi đâu? (01/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang