Dệt may đón nhiều dự án đầu tư lớn
16:48' 28/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Nhiều tập đoàn dệt may lớn đang chú ý đến Việt Nam như là một điểm đầu tư hấp dẫn sau Trung Quốc.

Mới đây, Tập đoàn Pamatex Berhad của Malaysia đã được Ban Quản lý dự án Khu kinh tế mở Chu Lai hoàn tất thủ tục cấp giấy phép để đầu tư xây dựng một nhà máy dệt, nhuộm, may xuất khẩu tại khu công nghiệp Tam Hiệp với số vốn hơn 100 triệu USD. 

Đây là một dự án đầu tư quy mô, được khởi công xây dựng vào tháng 8/2005 trên diện tích 20 ha và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2006, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động địa phương.

Một tập đoàn khác Daewon - Hàn Quốc cũng mới được cấp giấy phép đầu tư một dự án trị giá 8 triệu USD để xây dựng nhà máy may tại Đà Nẵng. Trước đó, Daewon đã đầu tư xây dụng hai nhà máy khác, một nhà máy may 100% vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (TP.HCM) và một nhà máy dệt 100% vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch I (Đồng Nai).

Soạn: AM 498097 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dệt may Việt Nam cần nguồn vốn lớn để phát triển dồng bộ tất cả các khâu sản xuất.
 
.

Việc các tập đoàn lớn đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam là một tín hiệu đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam. Những yếu tố thuận lợi về nhân công rẻ, các ưu đãi trong đầu tư và đặc biệt là khả năng gia nhập WTO vào cuối năm 2005 đã gây được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nắm bắt được xu thế đó, Bộ Công nghiệp đã có khuyến cáo các doanh nghiệp cần chú ý tận dụng luồng đầu tư này để có thể liên doanh, mở rộng đầu tư mới tăng khả năng xuất khẩu. Theo tính toán, chỉ cần 10% số đơn hàng mà doanh nghiệp Nhật Bản gia công ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam đã có trị giá 1 tỷ USD.

Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng mới ký kết một thoả thuận hợp tác với Tập đoàn International Textile Group (Mỹ). Theo đó, International Textile Group sẽ đầu tư mới và nâng cấp hàng loạt cơ sở của Vinatex trên qui mô toàn quốc nhằm năng cao năng lực để sản xuất và xuất hàng trở lại Mỹ hoạch đi nước thứ 3 như cách làm mà nhiều doanh nghiệp đã thành công ở Trung Quốc.

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp Hội dệt may Việt Nam đánh giá rất cao sự kiện này. Theo ông, một tập đoàn có doanh thu hàng năm khoảng 900 triệu USD với hơn 5.000 nhân viên ở Bắc Carolina, Mỹ và khoảng 7.000 nhân công trên toàn cầu chọn Việt Nam làm đối tác đầu tư đã tạo ra một bước phát triển mới không chỉ riêng cho Vinatex mà còn có ảnh hưởng tích cực cho toàn ngành dệt may.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, từ nay đến 2010, ngành dệt may cần hơn 2,7 tỷ USD vốn đầu tư mới có thể đáp ứng được yêu cầu vươn tới mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt 7,7 tỷ USD và doanh thu tiêu thụ nội địa sẽ đạt 3,53 tỷ USD. 

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho rằng: những con số trên được đặt ra không phải là quá sức đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, để đạt được những con số đó, cũng như đáp ứng được mục tiêu phát triển thì ngành dệt may cần phải có những nguồn vốn tài chính đầu tư rất lớn.

Và sự chuyển động tích cực trong đầu tư gần đây là rất có lợi cho chiến lược phát triển của dệt may Việt Nam. Để tận dụng tốt xu hướng này, các doanh nghiệp, các địa phương sẽ phải cố gắng nhiều trong việc nắm bắt thông tin, tăng cường công tác xúc tiến nhất là đối với các nhà đầu tư lớn. Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng công tác đào tạo tay nghề, nâng cao năng suất lao động cho nhân công ngành dệt may.

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM: Khu công nghệ cao thu hút đầu tư thấp (28/07/2005)
Giá thu mua sữa có thể tăng lên 4.000 đồng/kg (28/07/2005)
Đầu tư vào VN: Làn sóng thứ hai của Nhật (27/07/2005)
Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 17,4% (27/07/2005)
Pacific Airlines giảm giá vé cho đối tượng chính sách (27/07/2005)
Hà Nội sẽ xây dựng đường sắt đô thị (27/07/2005)
Đã ký được hợp đồng xuất khẩu 4,1 triệu tấn gạo (27/07/2005)
“Mở cửa bầu trời” cạnh tranh với khu vực (27/07/2005)
Giá lốp xe tăng 10 – 15% (26/07/2005)
Hàng thủ công mỹ nghệ: Tìm cửa rộng ra thị trường lớn (26/07/2005)
Công ty bên bờ vực phá sản, lãnh đạo vô can (25/07/2005)
Nhiều dòng sông đang chờ... thủy điện (25/07/2005)
Sốt “vàng trắng” (25/07/2005)
Xuất khẩu cá tra, basa sang các quốc gia Hồi giáo (24/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang