Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 17,4%
14:58' 27/07/2005 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho biết, trong tháng 7, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đạt gần 39.631 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Soạn: AM -113318 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 16%.

Tính chung 7 tháng qua, cả nước đạt giá trị sản xuất công nghiệp 245.326 tỷ đồng. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất (23,4%), tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (15,9%) và khu vực quốc doanh Trung ương (14,3%). Công nghiệp quốc doanh địa phương có mức tăng trưởng thấp nhất, 0,9%.

Trong số 23 Tổng Công ty, công ty và nhóm ngành hàng thuộc Bộ, có 19 doanh nghiệp tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Tổng Công ty Than tăng 23,1%, TCT Dầu khí gấp 3,2 lần, TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội tăng 30,3%.... Nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ...có giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 17,1% đến 41,2%.

Theo Bộ Công nghiệp, trong tháng 7, các nhà máy thuỷ điện đã huy động sản lượng cao hơn tháng trước; riêng sản lượng phát của Thuỷ điện Hoà Bình tăng 21,6%. Sản lượng điện thương phẩm trong 7 tháng qua cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ; trong đó, điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 15,7%, cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,4%.

Nhờ được lợi thế về giá dầu thô nên doanh thu của ngành dầu khí đã đạt trên 10.947 tỷ đồng, tăng 61,2% so với cùng kỳ và đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 26.370 tỷ đồng, tăng 45,6%. Sản xuất than sạch cũng đạt khá với sản lượng gần 17,3 triệu tấn, tăng 24,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng 37%, tiêu thụ trong nước tăng 9%.

Tuy nhiên, còn một số sản phẩm công nghiệp như thép tiêu thụ chậm do thời tiết đã bước vào mùa mưa. Giấy in và giấy viết cũng tiêu thụ chậm do "cung" cao hơn "cầu" trong khi nhập khẩu giấy với khối lượng tăng 32,1% so với cùng kỳ và giá nguyên liệu đầu vào như bột giấy, xăng dầu tăng cao tạo nên áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước.

Đặc biệt do chi phí đầu vào tăng cao trong khi sức mua của nông dân chưa cao nên việc tiêu thụ các sản phẩm cơ khí như máy kéo nhỏ, phụ tùng máy nông nghiệp, máy nông nghiệp, máy động lực... gặp rất nhiều khó khăn./.

(Theo TTXVN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Pacific Airlines giảm giá vé cho đối tượng chính sách (27/07/2005)
Hà Nội sẽ xây dựng đường sắt đô thị (27/07/2005)
Đã ký được hợp đồng xuất khẩu 4,1 triệu tấn gạo (27/07/2005)
“Mở cửa bầu trời” cạnh tranh với khu vực (27/07/2005)
Giá lốp xe tăng 10 – 15% (26/07/2005)
Hàng thủ công mỹ nghệ: Tìm cửa rộng ra thị trường lớn (26/07/2005)
Công ty bên bờ vực phá sản, lãnh đạo vô can (25/07/2005)
Nhiều dòng sông đang chờ... thủy điện (25/07/2005)
Sốt “vàng trắng” (25/07/2005)
Xuất khẩu cá tra, basa sang các quốc gia Hồi giáo (24/07/2005)
Gần 1,4 tỷ xây dựng thương hiệu cho 5 nhóm thủy sản (22/07/2005)
Phát triển công nghiệp ôtô: Dễ bị đi ngược (22/07/2005)
Hải Phòng: Những công trình “đắp chiếu” kéo dài (22/07/2005)
Phát triển lúa phụ thuộc vào Trung Quốc! (22/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang