Giấy in, giấy viết: cung đã vượt cầu
11:44' 19/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hiệp hội giấy Việt Nam vừa khuyến cáo các DN không nên tiếp tục đầu tư vào sản xuất giấy in và giấy viết do cung đã vượt cầu. Thay vào đó, các nhà máy cần tập trung sản xuất bột giấy, giấy làm bao bì, nhất là giấy lớp mặt và lớp sóng chất lượng cao.

Soạn: AM 488632 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các nhà máy sản xuất giấy Việt Nam quy mô thường chỉ 20.000 tấn.

Hiện nay, ngành giấy đang vấp phải sự mất cân đối trong đầu tư. Đầu tư sản xuất bột giấy thì cần khoản vốn lớn (suất đầu tư còn cao hơn cả nhà máy điện), song, hiệu quả lại thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài (trên 20 năm), nhiều rủi ro. Do đó, các nhà máy giấy chỉ lo đầu tư vào sản xuất giấy, đẩy sản lượng giấy tăng cao, từ 350.000 lên 750.000 tấn (trong khi sản lượng bột giấy chỉ tăng từ 94.000 tấn lên 175.000 tấn). Tổng kim ngạch nhập khẩu các loại bột giấy lên tới 97 triệu USD.

Hiệp hội giấy Việt Nam nhận định, các cơ sở sản xuất giấy hiện chưa chuẩn bị nhiều cho môi trường sản xuất kinh doanh bột giấy và giấy vào năm 2006, khi Việt Nam hoàn tất lộ trình thực hiện AFTA và gia nhập WTO.

Quy hoạch ngành giấy Việt Nam, đã được Chính phủ phê duyệt, đặt ra mục tiêu đạt sản lượng 1,2 triệu tấn giấy/năm và 1 triệu tấn bột /năm vào năm 2010. Quy hoạch cũng đã xác định danh mục đầu tư những dự án cụ thể, như đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có (Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai, Việt Trì... ) và đầu tư mới một số nhà máy như giấy Cầu Đuống, Thanh Hoá...

Điều này đặt ngành giấy trước những tổn thất đáng kể nếu không có bước đi thích hợp trong việc cơ cấu lại sản xuất cũng như quy mô sản xuất. Theo Hiệp hội, vào cuối thời điểm 2006, thuế nhập khẩu các mặt hàng giấy chỉ còn 0-5%, thay vì 15% như hiện nay, được coi là thách thức lớn cho các DN giấy Việt Nam, song, đó lại chính là thời cơ của các nhà đầu tư, nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

Trên thực tế, lượng giấy nhập khẩu từ các nước ASEAN đã tăng nhanh khi Việt Nam bắt đầu cắt giảm thuế đối với mặt hàng giấy năm 2003 (xuống mức 20%) và kết thúc 2006 (0%). Việc cắt giảm thuế quan cộng với vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho mặt hàng giấy của FAPPI (Liên đoàn Công nghiệp Bột và Giấy ASEAN) cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng giấy nước ngoài khác khi xuất khẩu vào thị truờng Việt Nam, chẳng hạn như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hiện cũng có nhiều dự án có quy mô lớn đã và đang xúc tiến tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Việt Nam với trên 80 triệu dân là một thị trường đang tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với các tập đoàn lớn của FAPPI. Xu hướng này cho thấy, các nước có ngành công nghiệp giấy mạnh như Indonesia, Thái Lan đã chuẩn bị rất kỹ để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường giấy Việt Nam.

Trong khi đó, quy mô sản xuất của ngành công nghiệp giấy Việt Nam quá nhỏ bé. Tính đến năm 2004, toàn ngành giấy có trên 300 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, nhưng phần lớn chỉ có quy mô từ 500-20.000 tấn (chỉ có 20 nhà máy quy mô trên 20.000 tấn/năm và 3 nhà máy có quy mô trên 50.000 tấn/năm). Các nhà máy có quy mô nhỏ chủ yếu do tư nhân đầu tư, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Các DN giấy tính toán, từ nay đến năm 2006, họ phải giảm chi phí sản xuất xuống khoảng 40% mới có thể trụ chân trên thị trường.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Giá giấy nhập khẩu tăng, giá giấy Bãi Bằng giảm
Thống nhất một đầu mối nhập bột giấy
Các dự án nhà máy giấy đều chậm tiến độ
Giấy Sài Gòn thêm nhà máy 60.000 tấn/năm
Thanh Hóa động thổ nhà máy giấy và bột giấy
Giấy Bãi Bằng ra mắt thương hiệu Watersilk
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ sang VN kiểm tra các doanh nghiệp thủy sản (18/07/2005)
Doanh nghiệp và dân đều "xù" hợp đồng (18/07/2005)
Ngành công nghiệp sử dụng hơn 3,9 tỷ USD vốn ODA (18/07/2005)
Giá tôm xuất khẩu tăng mạnh (17/07/2005)
Công ty điện lực TP.HCM và Linkton thông đồng? (16/07/2005)
Lỗ trên 70% khi bán đấu giá tàu xa bờ (15/07/2005)
85% chi phí XK thanh long do giá cước vận tải (15/07/2005)
BBC nhận định về cà phê Việt Nam (14/07/2005)
Thiếu hồ sơ xuất xứ 4 hợp đồng điện kế điện tử (14/07/2005)
Sumitomo đầu tư nhà máy linh kiện điện tử tại Đà Nẵng (14/07/2005)
Đồng loạt tăng cước vận tải ôtô (13/07/2005)
"Tranh cướp" nguyên liệu đang làm hại ngành chè! (13/07/2005)
Ngành điện lỗ 639 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (13/07/2005)
Giá hàng dệt may Việt Nam cao hơn nhiều nước (13/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang