Lỗ trên 70% khi bán đấu giá tàu xa bờ
17:11' 15/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trước kết luận thanh tra của Chính phủ về dự án đầu tư đánh bắt tàu xa bờ, ngày 5/7 vừa qua, Bộ Thủy sản đã có Công văn 1490/TC-KHTC báo cáo tiếp thu và kiểm điểm nghiêm khắc những tổ chức, cá nhân sai phạm.

Soạn: AM 484817 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhiều tàu xa bờ của chương trình hiện phải... "nằm bờ".

Bộ Thủy sản thừa nhận, đây là lần đầu tiên Bộ cũng như các tổ chức cho vay và UBND các tỉnh, thành triển khai cho vay vốn tín dụng của Nhà nước trực tiếp tới hộ ngư dân, nên nhận thức, kinh nghiệm quản lý dự án vốn của các cơ quan quản lý, đặc biệt là nhận thức của ngư dân, chưa thật đầy đủ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ vay, trả.

Do vậy, đã dẫn đến nhiều sai sót trong việc lựa chọn chủ dự án đầu tư, nhiều trường hợp không đúng đối tượng. Việc lập, thẩm định, xem duyệt các dự án đầu tư không chặt chẽ, không đủ các điều kiện theo quy định, thiếu căn cứ thực tế, chỉ là hình thức và thủ tục. Không những thế, việc thiết kế, dự toán độc lập và phê duyệt làm cơ sở thi công đóng tàu không chính xác về khối lượng và đơn giá vật tư, vật liệu, làm tăng giá trị của con tàu so với giá trị thực tế...

Trong những năm qua, ngoài số lượng tàu 1.382 chiếc được đóng mới và cải hoán từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, ngư dân trong nước đã tự bỏ vốn đầu tư đóng mới hơn 5.000 tàu đánh cá xa bờ, đưa đoàn tàu khai thác hải sản xa bờ của nước ta gần 7.000 chiếc.

Việc kiểm tra, giám sát thiết kế, giám sát đăng kiểm trong quá trình đóng tàu không chặt chẽ, công tác đăng ký, quản lý tàu đánh cá xa bờ còn nhiều yếu kém và bất cập. Việc thanh quyết toán vốn đầu tư của các dự án còn chậm, không đúng với quy định.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản tự thấy trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu một cơ quan quản lý nhà nước trong việc chưa tạo được các hoạt động đồng bộ theo chức năng nhiệm vụ, quy định, bảo đảm người dân đi khai thác xa bờ được cung cấp thông tin đầy đủ về ngư trường, được đào tạo với công nghệ khai thác phù hợp, với các dịch vụ hậu cần và mua bán sản phẩm khai thác, làm cho tàu khai thác có hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản sẽ có Chỉ thị cho các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm, từng việc theo kết luận thanh tra của Chính phủ và có biện pháp xử lý đối với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền), Công ty Tư vấn đầu tư và thiết kế, Công ty Khảo sát thiết kế và tư vấn thuộc Tổng Công ty Hải sản Biển Đông (2 đơn vị trong ngành có nhiệm vụ thiết kế mẫu tàu), đã có những thiếu sót, sai phạm trong thiết kế mẫu và thu phí thiết kế...; Công ty Cơ khí II Đà Nẵng cùng Công ty Cung ứng và phát triển thuỷ sản Đà Nẵng, chủ dự án về sai phạm trong triển khai đóng tàu, lập khống một số chứng từ dẫn đến tham ô tài sản Nhà nước.

Lỗ trên 70% khi bán đấu giá tàu xa bờ

Do vậy, Bộ Thủy sản đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý. Đối với các khoản nợ vay tín dụng của các dự án, Bộ Thủy sản đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương thành lập Hội đồng phân loại, định giá và bán đấu giá đối với các dự án đóng tàu hiện đang thực hiện không hiệu quả. Kết quả, phân loại chủ đầu tư của các tỉnh thành hai loại: Các chủ đầu tư đánh bắt có hiệu quả và trả được một phần nợ vay cho Nhà nước sẽ được gia hạn nợ, giãn nợ, được vay vốn bổ sung...; Các chủ đầu tư làm ăn thua lỗ không trả được nợ, tiến hành định giá tài sản và tổ chức bán đấu giá công khai.

Bộ Thủy sản cho biết, tính đến 30/6, đã có 24 tỉnh, thành tổ chức định giá, bán đấu giá. Số tàu đã đưa bán đấu giá là 251 chiếc. Trong đó, đã bán được 196 chiếc. Số tiền thu được là gần 55,54 tỷ đồng. Bình quân mỗi tàu bán đấu giá thu được 283 triệu đồng; bằng khoảng 26,5% giá trị đầu tư của mỗi con tàu; bằng 29% dư nợ gốc tính đến thời điểm 30/6.

Thời gian tới, Bộ Thuỷ sản sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, NHNN, Quỹ Hỗ trợ phát triển, NH Đầu tư phát triển và UBND các tỉnh, thành tiếp tuc chỉ đạo, thực hiện khẩn trương, nghiêm túc QĐ 89 của Thủ tướng CP về xử lý nợ đối với tàu đánh bắt xa bờ và nghiên cứu đề xuất, sửa đổi bổ sung các quy định để tiếp tục cho vay đầu tư đối với dự án đánh bắt hải sản xa bờ.

  • H.Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Giảm 1,6% lãi suất cho ngư dân đánh bắt xa bờ
Giá dầu tăng: Nghề cá xa bờ chồng chất khó khăn
Đánh bắt xa bờ... nằm bờ
Tàu ở gần bờ, vốn trôi xa bờ
Việt Nam thiếu những đội tàu đánh bắt xa bờ
Nợ quá hạn cho vay đánh bắt xa bờ lên 345 tỷ đồng
Đánh bắt xa bờ: Khi dân tự quyết
CÁC TIN KHÁC:
85% chi phí XK thanh long do giá cước vận tải (15/07/2005)
BBC nhận định về cà phê Việt Nam (14/07/2005)
Thiếu hồ sơ xuất xứ 4 hợp đồng điện kế điện tử (14/07/2005)
Sumitomo đầu tư nhà máy linh kiện điện tử tại Đà Nẵng (14/07/2005)
Đồng loạt tăng cước vận tải ôtô (13/07/2005)
"Tranh cướp" nguyên liệu đang làm hại ngành chè! (13/07/2005)
Ngành điện lỗ 639 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (13/07/2005)
Giá hàng dệt may Việt Nam cao hơn nhiều nước (13/07/2005)
Không chấp nhận cho Vietnam Airlines tăng giá vé (12/07/2005)
30 triệu USD cho một dự án đầu tư sang Lào (12/07/2005)
Vươn ra biển lớn (11/07/2005)
Đầu tư SX 50 triệu lít bia/năm phải xin phép Chính phủ (11/07/2005)
Cao su thiếu hàng để xuất khẩu (11/07/2005)
Giấy in, giấy viết tiêu thụ khó khăn (10/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang