Bộ NN-PTNT chuyển hướng sang cây cacao
02:15' 09/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau thời gian trồng thử nghiệm, Bộ NN-PTNT sẽ đưa cây cacao vào chương trình trọng điểm để đến năm 2010, Việt Nam có 20.000ha cacao, tăng khoảng 13.000ha so với hiện nay.

Soạn: AM 475119 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việt Nam hiện đang trồng được 3.000ha cacao.

Trong đó, 10.000ha cacao cho năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, sản lượng 15.000 tấn hạt chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.

Giám đốc Trung tâm khuyến nông, ông Tống Khiêm, cho biết, để đạt được mục tiêu này, Bộ NN-PTNT sẽ quy hoạch vùng trồng cacao, trước mắt tập trung ở 14 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Trung Nam Bộ.

Mặc dù loại cây này có thể trồng được tại 27 tỉnh, song, trong kế hoạch phát triển cây cacao, Bộ NN-PTNT chủ trương không trồng phân tán, mà chỉ tập trung mở rộng diện tích ở những vùng có khả năng tạo thành nguồn sản phẩm hàng hoá lớn, đặc biệt là 4 tỉnh Bình Phước, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Định.

Công tác nghiên cứu về giống được Bộ NN-PTNT ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, Bộ đã có chương trình giống cacao, trong đó tập trung vào công tác chọn tạo, nhân giống, đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống chất lượng tốt hỗ trợ cho việc mở rộng diện tích. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã xây dựng hệ thống vườn sản xuất hạt lai cacao, với diện tích 7,5ha.

Bên cạnh đó, ngành cũng đầu tư kinh phí hỗ trợ phát triển cây cacao thông qua thông tin tuyên truyền và tập huấn đào tạo; xây dựng mô hình trình diễn như sản xuất giống, thâm canh tăng năng suất, chế biến... Hỗ trợ 100% đối với hộ dân nghèo trồng cacao và 50-60% đối với hộ nông dân không thuộc diện nghèo.

Theo ông Tống Khiêm, hiện Việt Nam đã trồng được gần 3.000 ha cây cacao tại 9 tỉnh, trong đó 600ha đang cho thu hoạch, với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Tại một số địa phương, cây cacao cho năng suất khá cao, khoảng 2 tấn/ha.

Cacao là loại cây công nghiệp nhiệt đới có khả năng chịu hạn tốt, che tán, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, có thể trồng xen với nhiều loại cây trồng khác như điều, dừa, cà phê... Trước đây, cacao không có đầu ra do Việt Nam chưa có quy hoạch, chưa có định hướng cụ thể, nên phát triển cacao không tập trung.

Do vậy, cacao của Việt Nam mới chỉ đủ bán cho các công ty nước ngoài thu mua ngay tại Việt Nam, với giá xuất khẩu 1.600-1.700 USD/tấn. Nông dân bán cacao với giá 123.000 đồng/kg hạt khô. Như vậy, rõ ràng là cacao đang có giá trị tốt hơn cà phê và một số loại cây công nghiệp khác, trong khi mức đầu tư thấp (khoảng 15-20 triệu đồng/ha), thời gian cho thu hoạch nhanh, thời gian khai thác tối đa kéo dài.

  • H.Phương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khởi công thủy điện Sơn La vào cuối tháng 11 (08/07/2005)
Khí Nam Côn Sơn đạt 2 tỷ m3 trong nửa đầu 2005 (08/07/2005)
Thêm 20 DN thủy sản được xuất sang EU (08/07/2005)
Thủy sản hướng vào thị trường Trung Đông (08/07/2005)
Xuất khẩu cá ngừ: mình làm khổ ta! (07/07/2005)
Sản xuất công nghiệp đang gặp khó (06/07/2005)
Xuất khẩu cá tra, basa tăng trở lại (06/07/2005)
Đầu tư hạ tầng để mua điện của Trung Quốc (05/07/2005)
EVN thiếu 45.000 tỷ đồng cho 14 dự án dở dang (05/07/2005)
Vướng rào cản, xuất khẩu thủy sản giảm (04/07/2005)
Khát vốn cho hạ tầng giao thông (04/07/2005)
Xuất khẩu dệt may "dậm chân tại chỗ" (04/07/2005)
Giá lúa giảm mạnh, vì sao? (04/07/2005)
DN XD đạt giá trị SXKD gần 30.000 tỷ đồng (04/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang