Xuất khẩu cá tra, basa tăng trở lại
11:19' 06/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Số liệu chính thức cho thấy, Việt Nam đã xuất được trên 9.600 tấn cá tra, basa đông lạnh trong tháng 5, trị giá 23 triệu USD, tăng 7,4% về khối lượng và cao hơn 3,2% về trị giá so tháng 4/2005.

Soạn: AM 470757 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá cá xuất khẩu cũng đã được cải thiện đáng kể so với hồi tháng 4.

Trong đó, sản phẩm cá tra đông lạnh xuất được 7.921 tấn, trị giá 19,5 triệu USD (tăng nhẹ - khoảng 0,4% so với tháng trước) và cá basa đông lạnh đạt 1.278 tấn, trị giá 3,22 triệu USD (tăng 21,5% về lượng và 14,6% về trị giá so với tháng 4/2005).

Tháng 5 thị trường xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam có một số thay đổi so với tháng trước. Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trong số các nước nhập khẩu, với tỷ trọng 13%, tiếp đến là Đức 9,9%, Hồng Kông và Singapore (9,3%), Bỉ, Tây Ban Nha... So với tháng 4, xuất khẩu cá tới nhiều thị trường chủ yếu đã tăng khá, nhất là xuất sang Italia, Singapore, Thái Lan… Ngược lại, xuất khẩu cá tra, basa tới Bỉ, Hồng Kông, Đức, Malaysia và Trung Quốc trong tháng 5 lại giảm sút. 

Bên cạnh đó, giá cá tra, basa xuất khẩu lại tăng đáng kể. Trong tháng 5, giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh của Việt Nam đạt gần 2.460 USD/tấn, tăng 3 USD so với tháng 4, giúp hạn chế xu hướng giảm giá diễn ra trong suốt 4 tháng đầu năm. Trong tháng này, giá trung bình cá tra đông lạnh xuất tới Pháp đạt cao nhất (hơn 4 USD/kg), tiếp đến là xuất tới Cô oét (3,25 USD/kg), Nhật (3,13 USD/kg) và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (3,1 USD/kg), trong khi giá trung bình xuất tới Hồng Kông chỉ đạt 1,92 USD/kg, tới Mỹ chỉ đạt 2,63 USD/kg, tới Đức gần 2,72 USD/kg.

Tuy nhiên, giá trung bình cá basa đông lạnh xuất khẩu lại tiếp tục giảm so với tháng trước, đạt mức 2.518 USD/tấn, so với 2.671 USD/tấn trong tháng 4/2005. Giá xuất trung bình tới Nhật đạt cao nhất (4,23 USD/kg), tiếp đến là Bỉ (3,85 USD/kg) và Canada (3,8 USD/kg). Trong tháng này, giá trung bình cá tra, basa xuất tới Mỹ đạt khá thấp, chỉ 2,2 USD/kg do tỷ lệ cá nguyên con xuất khẩu đã tăng lên so với tháng trước.

Theo Bộ Thủy sản, hiện cá tra, basa nuôi chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL trong 6 tháng đầu năm có sản lượng tăng đột biến. Trước năm 2004, sản lượng cá nuôi khoảng 100.000 tấn. Năm 2004 tăng lên 300.000 tấn và năm 2005 ước đạt 500.000 tấn. Sản lượng tăng nhanh đã tác động tới cán cân cung - cầu. Và khi sản lượng nuôi lớn, mật độ nuôi dày đặc thì tình hình sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi cá trở thành vấn đề nhức nhối với green malachite và các kháng sinh khác. Các nước nhập khẩu lớn đưa ra các quy định khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây chính là rào cản khiến cho xuất khẩu cá vào một số nước EU sụt giảm.

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Lập Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa
Giá cá tra, ba sa giảm mạnh
Bấp bênh cung - cầu cá tra, basa
Giá cá tra, ba sa tiếp tục giảm
Cá tra, cá ba sa rớt giá, DN bỏ rơi nông dân
Giá cá tra, ba sa sụt giảm, ngư dân lỗ 250 tỷ đồng
Cá tra, basa tồn đọng: Người nuôi có nguy cơ phá sản
CÁC TIN KHÁC:
Đầu tư hạ tầng để mua điện của Trung Quốc (05/07/2005)
EVN thiếu 45.000 tỷ đồng cho 14 dự án dở dang (05/07/2005)
Vướng rào cản, xuất khẩu thủy sản giảm (04/07/2005)
Khát vốn cho hạ tầng giao thông (04/07/2005)
Xuất khẩu dệt may "dậm chân tại chỗ" (04/07/2005)
Giá lúa giảm mạnh, vì sao? (04/07/2005)
DN XD đạt giá trị SXKD gần 30.000 tỷ đồng (04/07/2005)
Luật điện lực có “thiên vị” bên bán điện? (04/07/2005)
Khi nông dân vẫn phải “tự bơi”… (02/07/2005)
Cá ngừ vây vàng Việt Nam dẫn đầu tại Mỹ (01/07/2005)
Ngành da giày: Thời hưng thịnh đã qua! (01/07/2005)
Dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ (30/06/2005)
Chính phủ yêu cầu đảm bảo tiến độ của Dung Quất (30/06/2005)
Ngành điều với “cái chết” được báo trước (30/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang