DN XD đạt giá trị SXKD gần 30.000 tỷ đồng
09:48' 04/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu 2005, giá trị sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ này đạt 29.973,8 tỷ đồng, bằng 15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cả nước.

Giá trị sản xuất kinh doanh đã đạt được này bằng 47,6% kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2004 và cao hơn bình quân tăng trưởng công nghiệp, xây dựng cả nước (15,6%). Tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt 25.305,402 tỷ đồng (bằng 44% kế hoạch năm), trong đó lợi nhuận trước thuế là 735,911 tỷ đồng (bằng 42% kế hoạch năm).

Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí - một công trình Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đang thi công.

Riêng lĩnh vực xây lắp, giá trị xây lắp của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng trong 6 tháng đầu năm đạt 13.649,5 tỷ đồng (bằng 49% kế hoạch năm, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2004). Một số đơn vị có giá trị xây lắp cao so với cùng kỳ năm 2004 như: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đạt 2.635 tỷ (tăng 85,4%), Tổng Công ty Bạch Đằng đạt 628,6 tỷ (tăng 45%), Tổng Công ty VINACONEX đạt 1.800 tỷ (tăng 28,3%)...

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, một số sản phẩm có mức đạt khá so với kế hoạch là: xi-măng (50,3%), kính các loại (50,3%), tấm lợp (54,1%), gạch chịu lửa (53,8%), sản phẩm cơ khí (49,6%), gạch xây (49,8%)... đưa giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu của các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (kể cả Tổng Công ty Xi-măng Việt Nam) thực hiện trong 6 tháng qua đạt 10.387,3 tỷ đồng (tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2004).

Bên cạnh đó, còn một số sản phẩm đạt mức thấp so với kế hoạch như: ceramic (40,1%), granite (41,5%), sứ vệ sinh (31,3%), thép xây dựng (36,6%), điện thương phẩm (33,5%)... vì một số nhà máy đã phải tạm ngừng hoạt động một thời gian dài như: Nhà máy gạch chịu lửa Đồng Nai, các nhà máy sứ vệ sinh Thiên Thanh, Bình Dương, các nhà máy granite Long Hầu, Trung Đô, Phú Bài, Đồng Nai. Nguyên nhân khách quan là do giá nhiên liệu, nguyên liệu tăng, trượt giá ngoại tệ... tác động đến các yếu tố đầu vào của sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân chủ quan được xác định là: nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý giá thành, chất lượng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, chưa kịp thời đổi mới mẫu mã, giữ gìn phẩm cấp chất lượng...

  • Hoàng Huy

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Luật điện lực có “thiên vị” bên bán điện? (04/07/2005)
Khi nông dân vẫn phải “tự bơi”… (02/07/2005)
Cá ngừ vây vàng Việt Nam dẫn đầu tại Mỹ (01/07/2005)
Ngành da giày: Thời hưng thịnh đã qua! (01/07/2005)
Dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ (30/06/2005)
Chính phủ yêu cầu đảm bảo tiến độ của Dung Quất (30/06/2005)
Ngành điều với “cái chết” được báo trước (30/06/2005)
Nhiều DN dệt may, da giày Hải Phòng phải đóng cửa (30/06/2005)
Xe máy chạy gas sắp được tung ra thị trường (29/06/2005)
1,5 tỷ USD đầu tư để nâng cấp hạ tầng đường sắt (29/06/2005)
Manh mún thị trường lâm sản ngoài gỗ (29/06/2005)
Săm lốp xe nội đánh bạt hàng ngoại (28/06/2005)
Hoa Kỳ - đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam (27/06/2005)
Công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 15,6% (27/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang