Luật điện lực có “thiên vị” bên bán điện?
09:46' 04/07/2005 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công nghiệp, trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán và sử dụng điện đã được quy định rõ ràng trong Luật Điện lực.

Soạn: AM 179613 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ảnh minh họa.

Có ý kiến cho rằng Luật vẫn “thiên vị” người bên bán điện trong những ràng buộc về trách nhiệm, mức xử phạt. Khách hàng sử dụng điện vẫn băn khoăn về quyền lợi của mình?

- Trong Luật Điện lực, quyền của khách hàng sử dụng điện được quy định tại các điều 45, 47; đồng thời, để bảo vệ khách hàng sử dụng điện, Luật đã quy định những nghĩa vụ tương ứng của đơn vị điện lực khi thực hiện cung cấp điện cho bên mua điện tại các điều 39, 40, 42, 43 và 44.

Luật còn bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng điện bằng các chế định khác trong Mục 2 về mua bán điện và dịch vụ cung cấp điện theo hợp đồng có thời hạn, cụ thể như: thanh toán tiền điện (Điều 23); đo đếm điện (Điều 24); bảo đảm chất lượng điện năng (Điều 26); ngừng, giảm mức cung cấp điện (Điều 27).

Như vậy, quyền của khách hàng sử dụng điện được mở rộng: quyền được cung cấp đủ số lượng, công suất điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng; yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện; được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện; được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật; được yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán; có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện.

Trách nhiệm của các bên trong quan hệ mua bán và sử dụng điện đã được quy định rõ ràng trong Luật. Bên nào vi phạm cũng đều phải bồi thường và xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm, không phân biệt bên bán điện hay bên mua điện và không có sự thiên vị nào đối với bên bán điện.

Vậy Luật Điện lực sẽ chấm dứt được quan niệm cho rằng ngành điện vẫn độc quyền, thưa ông?

- Luật Điện lực khẳng định: “Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh”. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất và phân phối, kinh doanh điện.

Do vậy, chúng ta đã dần tạo nên sự cạnh tranh ở khâu sản xuất và phân phối, kinh doanh mua bán điện. Khái niệm “ngành điện” hiện nay cũng đã được mở rộng hơn, không phải đồng nhất với Tổng công ty Điện lực Việt Nam mà là tập hợp các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng công ty Điện lực Việt Nam không chỉ là bên bán điện mà trong một số trường hợp lại là bên mua điện của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực để hoà vào hệ thống điện quốc gia.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hàng hoá điện năng, nên hoạt động điện lực vẫn mang tính độc quyền tự nhiên trong một phạm vi nhất định. Trong thực tế, có lúc, có nơi do nhận thức của khách hàng sử dụng điện hoặc do thái độ của cán bộ, nhân viên ngành điện mà có ý kiến cho rằng ngành điện vẫn độc quyền.

Vấn đề đặt ra là phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực để các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện nắm vững được các quyền và nghĩa vụ của mình.

Luật sẽ đảm bảo hình thành một thị trường điện lực cạnh tranh và bình đẳng giữa bên mua và bán điện?

- Luật Điện lực đã tạo ra khung pháp lý cho thị trường điện lực được hình thành và phát triển theo thứ tự các cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh là cấp độ thứ nhất, thị trường bán buôn điện cạnh tranh là cấp độ tiếp theo, và tiếp nữa là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Để thực hiện các quy định của Luật về thị trường điện lực, Bộ Công nghiệp đã chuẩn bị dự thảo quyết định về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục điều tiết điện lực, dự thảo quyết định về lộ trình hình thành và phát triển của thị trường điện lực trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Tuy nhiên, để hình thành và phát triển thị trường điện lực, cần phải có một quá trình chuẩn bị và phải có thời gian. Trước mắt, có thể hình thành thị trường cạnh tranh ở khâu phát điện; sau đó sẽ hình thành thị trường cạnh tranh ở khâu phân phối điện. Để có được một thị trường điện lực cạnh tranh ở khâu bán lẻ cần phải có một thời gian dài chuẩn bị các điều kiện về pháp lý, cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khi nông dân vẫn phải “tự bơi”… (02/07/2005)
Cá ngừ vây vàng Việt Nam dẫn đầu tại Mỹ (01/07/2005)
Ngành da giày: Thời hưng thịnh đã qua! (01/07/2005)
Dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ (30/06/2005)
Chính phủ yêu cầu đảm bảo tiến độ của Dung Quất (30/06/2005)
Ngành điều với “cái chết” được báo trước (30/06/2005)
Nhiều DN dệt may, da giày Hải Phòng phải đóng cửa (30/06/2005)
Xe máy chạy gas sắp được tung ra thị trường (29/06/2005)
1,5 tỷ USD đầu tư để nâng cấp hạ tầng đường sắt (29/06/2005)
Manh mún thị trường lâm sản ngoài gỗ (29/06/2005)
Săm lốp xe nội đánh bạt hàng ngoại (28/06/2005)
Hoa Kỳ - đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam (27/06/2005)
Công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 15,6% (27/06/2005)
Ứng tiền - đổi quota (27/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang