Dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ
18:23' 30/06/2005 (GMT+7)

Chúng tôi tự tin sản phẩm ngành dệt may đã, đang và sẽ có chỗ đứng chắc chắn ở thị trường Mỹ bởi 3 lẽ: Thị hiếu của người tiêu dùng, lòng tin của nhà nhập khẩu và lòng tin của các nhà bán lẻ...

Soạn: AM -71369 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sản phẩm dệt may có chỗ đứng chắc chắn trên thị trường Mỹ.

Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty dệt May VN, thành viên trong đoàn doanh nghiệp cùng đi với Thủ tướng trong chuyến đi Mỹ cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong. Trước đó, trong buổi gặp mặt với nhóm báo chí tháp tùng, Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết: “Mỹ chuẩn bị xây dựng nhà máy dệt tại Việt Nam, đối với tôi, đó là một tin vui bất ngờ”.

Ông Ân nói: “Đó cũng là một tin vui đối với ngành dệt may. Tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và làm việc cụ thể với đối tác. Đó là Công ty ITG, một trong 5 công ty dệt may hàng đầu thế giới.

Chúng tôi đã ký với nhau một bản thỏa thuận về việc công ty dệt may Hoa Kỳ ITG sẽ xây dựng tại Việt Nam một nhà máy dệt cỡ lớn với mức đầu tư khoảng hơn 50 triệu USD theo phương thức liên doanh.

Với việc tham gia sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam, nhà sản xuất Hoa Kỳ sẽ cùng chúng tôi chia sẻ những thuận lợi cũng như những rủi ro mà trước đây với vị thế của người chỉ nhập khẩu họ không biết hết.

Địa điểm nhà máy sẽ được đặt ở đâu?

- Có thể ở một địa phương phía Nam...

Thủ tướng vừa khen ngành dệt may đang có cố gắng trên thị trường Hoa Kỳ?

- Các công ty của chúng tôi như VINATEX, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Phương Đông trong dịp cùng đi với Thủ tướng, chúng tôi vừa ký với các đối tác Hoa Kỳ nhiều  hợp đồng trị giá hơn 100 triệu USD...

Ông cũng vừa có cuộc làm việc cật lực với các đối tác Hoa Kỳ, ông thấy vị thế ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ ra sao?

- Chúng tôi tự tin sản phẩm ngành dệt may đã, đang và sẽ có chỗ đứng chắc chắn ở thị trường Mỹ bởi 3 lẽ. Thứ nhất là thị hiếu của người tiêu dùng. Thứ hai là lòng tin của nhà nhập khẩu. Thứ nữa là lòng tin của các nhà bán lẻ. Thành công nhiều mặt trong chuyến thăm của Thủ tướng sẽ có tác động tích cực đến việc làm ăn của nhiều ngành trong đó có dệt may.

Ông còn e ngại điều gì?

- Là đang còn hạn ngạch. Khi đối tác đưa ra biện pháp tự vệ thì sẽ khó khăn như vừa qua sản phẩm của Trung Quốc vào EU...

Trong thời gian tới ngành dệt may phải làm những gì cụ thể để tăng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ?

- Có thể là những bước để ký một Hiệp định mới về dệt may với Hoa Kỳ nhằm giữ vững thị trường. Chúng tôi đang mong muốn kéo được bông, dệt của Hoa Kỳ đồng hành với mình...

Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều bông nhất thế giới với sản lượng trên 5 triệu tấn. Đó là một thị trường khá lý tưởng. Đồng thời các nhà xuất khẩu trong năm nay cũng như thời gian tới còn phải cạnh tranh quyết liệt với Ấn Độ và Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chính phủ yêu cầu đảm bảo tiến độ của Dung Quất (30/06/2005)
Ngành điều với “cái chết” được báo trước (30/06/2005)
Nhiều DN dệt may, da giày Hải Phòng phải đóng cửa (30/06/2005)
Xe máy chạy gas sắp được tung ra thị trường (29/06/2005)
1,5 tỷ USD đầu tư để nâng cấp hạ tầng đường sắt (29/06/2005)
Manh mún thị trường lâm sản ngoài gỗ (29/06/2005)
Săm lốp xe nội đánh bạt hàng ngoại (28/06/2005)
Hoa Kỳ - đối tác quan trọng của thủy sản Việt Nam (27/06/2005)
Công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 15,6% (27/06/2005)
Ứng tiền - đổi quota (27/06/2005)
Vẫn phải cắt điện giờ cao điểm (27/06/2005)
Khánh thành nhà máy carton lớn nhất VN (27/06/2005)
Xuất khẩu 200 tấn vải thiều chế biến sang Thụy Sỹ (25/06/2005)
Doanh nghiệp Singapore quan tâm đến ngành cơ khí Việt Nam (24/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang