Thay đổi mô hình quản lý điện ở nông thôn
15:55' 18/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Người dân các vùng nông thôn sẽ được tự quản lý các mạng lưới điện địa phương thông qua việc thành lập các hợp tác xã điện nông thôn hoặc các công ty cổ phần cấp huyện.

Các công ty cổ phần này là những doanh nghiệp và sẽ tạo công ăn việc làm cho các vùng nông thôn. Hiện, 6 tỉnh trong cả nước đã quyết định thành lập công ty cổ phần cấp tỉnh và 22 công ty cấp huyện. Tuy đây là giai đoạn thử nghiệm, nhưng nếu thành công nó sẽ thay đổi mạng lưới phân phối điện trên toàn quốc, cung cấp điện giá rẻ, chất lượng cao cho các vùng nông thôn. Và như vậy, sẽ tạo ra các doanh nghiệp và cơ hội việc làm mới.

Soạn: AM 448367 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thị trường điện đang được "lái" theo hướng cạnh tranh hơn.

Việc này sẽ được tiến hành trên 64 tỉnh thành cả nước trong vài năm tới, nhờ một nguồn vốn trị gía 220 triệu USD vừa được Ngân hàng thế giới (WB) ký kết hỗ trợ cho dự án Điện nông thôn II của ngành điện chiều qua (17/6). Đồng thời, phía WB và Việt Nam cũng ký kết hiệp định viện trợ không hoàn lại trị giá 5,25 triệu USD từ Quỹ ủy thác Môi trường toàn cầu cho dự án này.

Đại diện WB cho biết, số tiền trên sẽ phục hồi mạng lưới điện tại 1.200 xã ở 30 tỉnh của Việt Nam. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành sau 7 năm thực hiện, đảm bảo cung cấp điện ổn định và hiệu quả cho khoảng 2,5 triệu hộ gia đình.

Dự án điện nông thôn thứ hai này sẽ phục hồi các hệ thống điện hiện tại của địa phương ở các vùng nông thôn, nhằm làm giảm tiêu hao điện và như vậy giảm giá điện ở nông thôn.

Trước đó, dự án điện nông thôn đầu tiên tại Việt Nam đã khởi động vào ngày 1/12/2001. Đến cuối năm 2004, dự án đã nối hơn 900 xã với lưới điện quốc gia và cung cấp điện cho hơn một nửa triệu gia đình. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty điện cũng thực hiện một chiến lược cho phép người dân địa phương tham gia vào hơn 600 công trình xây dựng và khai thác các hệ thống mới.  Những hợp đồng xây dựng nhỏ này đã tạo ra một tiềm năng lớn về công ăn việc làm, vào tạo cơ sở cho một ngành công nghiệp xay dựng hiệu quả tại các tỉnh.

Các công ty điện lực đã đào tạo một số lượng lớn dân cư ở các xã, và những người dân này trở thành các đại lý phụ trách các công việc khai thác và bảo trì thường xuyên, cũng như các hoạt động kinh doanh như ra hoá đơn và thu phí.  Tại hầu hết các xã, khoảng 2-3 người đã được tập huấn để đảm nhiệm vai trò này.

Theo EVN, tỷ lệ hộ dân có điện ở Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, từ 51% năm 1996 đến hơn 80% năm 2003, nhưng vẫn có khoảng 16 triệu người, tức là khoảng 3,5 triệu gia đình chưa có điện. Ngoài ra, có những người dân nông thôn có điện phải chịu chất lượng điện kém, ví dụ như điện áp thấp và độ tin cậy kém. Các hệ thống điện hiện nay thường là do người dân tự xây dựng để đấu nối một cách thô sơ, không thể đáp ứng được các yêu cầu tải hiện tại và theo kế hoạch.

  • Hồng Phúc

>> Thiệt hại do thiếu điện: thống kê không kể xiết
>> Phải tự do hoá thị trường điện

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phát hiện thêm một giếng dầu (18/06/2005)
Ngư dân được mùa cá ngừ đại dương (18/06/2005)
Thụy Điển hỗ trợ gần 4 triệu USD cho ngành nông (18/06/2005)
Người quyết định đầu tư sai sẽ phải bồi thường! (17/06/2005)
Nỗi buồn trái cây VN: xuất khẩu giảm (17/06/2005)
Honda khởi công nhà máy ôtô tại Việt Nam (17/06/2005)
Dự án mở rộng cảng Tiên Sa phát huy tác dụng lớn (17/06/2005)
Sẽ có ô tô du lịch do Việt Nam sản xuất (17/06/2005)
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm (17/06/2005)
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,4% (16/06/2005)
Kiến nghị dừng nhập khẩu đường (16/06/2005)
Dệt may chuyển sự chú ý vào thị trường nội địa (16/06/2005)
Thuỷ sản: bên ngoài ép giá, bên trong thuế đè! (16/06/2005)
Xây dựng thêm 101 khu công nghiệp mới (16/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang