Thuỷ sản: bên ngoài ép giá, bên trong thuế đè!
10:37' 16/06/2005 (GMT+7)

Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Kịch, nhận định: Chưa bao giờ ngành thủy sản Việt Nam lại rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay, bản thân từng doanh nghiệp (DN) có xuất khẩu mặt hàng tôm sang thị trường Mỹ hiện đang sống trong cảnh “tròng treo lơ lửng trên đầu”, bởi quy định của cơ quan hải quan Hoa Kỳ buộc phải đóng tiền ký quỹ (bond) trước khi muốn nhập khẩu. Nếu sau này xem xét lại, thuế chống phá giá tăng lên, DN chỉ có... phá sản.

Soạn: AM -95134 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chế biến tôm xuất khẩu.

Bên ngoài là vậy, trong nước, các DN còn phải gánh thêm gánh nặng là sự bất hợp lý về thuế. Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Phú (Cà Mau) phản ánh: Đầu năm 2005, Cục Thuế tỉnh Cà Mau đã đưa ra mức dự nộp thuế thu nhập DN với mức tăng trưởng hơn 20% so với năm 2004, nhưng không căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của DN.

Trong khi hiện tại, thị trường xuất khẩu sản phẩm tôm của Minh Phú là Nhật và EU ngày một thu hẹp do không cạnh tranh được với tôm Ấn Độ, vì giá nguyên liệu cao hơn Ấn Độ 1 USD/kg. Thị trường Mỹ bị rào cản bởi quy định đóng bond quá cao. “Trong tình thế như vậy, việc kinh doanh và lợi nhuận của DN giảm sút là không thể tránh khỏi. Làm sao có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 20%, ngay cả trong điều kiện bình thường cũng không thể đạt được mức tăng trưởng này. DN đang thiếu vốn làm ăn, thiếu tiền để đóng bond, trong khi phải dự nộp hàng trăm tỉ đồng tiền thuế thì thật vô lý” - ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Minh Phú, nói.

Tương tự, do nguồn nguyên liệu trong nước không cung ứng đủ cho chế biến, Công ty Highland Dragon (Bình Dương) phải nhập thêm cá ngừ để sản xuất hàng xuất khẩu. Giá nhập khẩu dao động từ 0,65-1,35 USD/kg. Đây cũng là mức giá phổ biến mà các DN sản xuất hàng cá ngừ tại Việt Nam đang nhập khẩu từ năm 2001 đến nay.

Tuy nhiên, do không đạt 90% đơn giá cá ngừ nhập khẩu là 4 USD/kg theo “Danh mục dữ liệu giá” của cơ quan hải quan quy định, nên từ tháng 12-2004 đến nay, tất cả các lô hàng nhập khẩu của DN đã bị áp mức thuế tương đương 4 USD/kg, nâng số thuế nhập khẩu của DN lên hơn 4 lần. Đại diện Công ty Highland Dragon bức xúc: “Cá ngừ là mặt hàng rất phổ biến trên thế giới, giá cá thay đổi rất nhiều theo chủng loại, chất lượng, kích cỡ. Việc quy định giá 4 USD/kg cho cá ngừ nguyên liệu nhập khẩu là bất hợp lý và không thực tế... tạo ra mức thuế nhập khẩu rất lớn, gấp hơn 2 lần giá trị lô hàng” .

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, bà Đặng Thị Bình An, thừa nhận đây là sự thiếu sót và “máy móc” của các cơ quan hải quan địa phương. Tuy nhiên, sự “máy móc” này bao giờ được “rút kinh nghiệm”, trong khi hiện tại, thiệt thòi các DN phải gánh?

(Theo Người Lao động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xây dựng thêm 101 khu công nghiệp mới (16/06/2005)
Trung Quốc muốn hợp tác với VN về chế biến nông sản (16/06/2005)
Thiệt hại do thiếu điện: thống kê không kể xiết! (16/06/2005)
Chính phủ không đồng ý hạ thuế nhập phôi thép (15/06/2005)
Báo động đối với gạo đặc sản Việt Nam (15/06/2005)
Cung vượt cầu, giá hạt tiêu tiếp tục giảm (15/06/2005)
Cá tra, basa tồn đọng: Người nuôi có nguy cơ phá sản (15/06/2005)
Làm sao để không thiếu urê? (15/06/2005)
Cá nước ngọt Việt Nam đã có người đỡ đầu (14/06/2005)
Lúa sạch giá cao: mô hình nông nghiệp mới (13/06/2005)
Vải thiều được giá nhưng mất mùa! (13/06/2005)
35 tỷ đồng phát triển thủy sản miền núi phía Bắc (09/06/2005)
Bao giờ nông dân và DN “ngồi cùng thuyền”!? (08/06/2005)
Trái cây VN thua trên sân nhà, vì sao? (08/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang